(HBĐT) - Công ty CP Du lịch cộng đồng (DLCĐ) huyện Đà Bắc được chuyển đổi từ Ban quản lý du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, là doanh nghiệp xã hội hoạt động trên phương châm cùng chia sẻ lợi ích cho các thành viên tham gia, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ DLCĐ tại Đà Bắc phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, mang lại lợi ích KT-XH lớn hơn cho cộng đồng.


Bản Ké, xã Hiền Lương  (Đà Bắc) thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, trải nghiệm.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty CP Du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc (Đà Bắc CBT) đã tích cực hỗ trợ người dân phát triển các loại hình DLCĐ bền vững. Giám đốc Đinh Thị Hảo cho biết: Công ty đã duy trì 1 điều phối viên có nhiệm vụ điều phối các dịch vụ đảm bảo sự công bằng lợi ích của các thành viên tham gia. Số hộ tham gia hoạt động DLCĐ đã tăng từ 50 hộ (năm 2016) lên 140 hộ. Đà Bắc CBT ký hợp đồng với một số đối tác là công ty lữ hành trong quá trình phục vụ du khách về trải nghiệm dịch vụ địa phương như: Intrepid Travel (PEAK DMC), EXO Travel, The Learning Project… Hoạt động DLCĐ bước đầu bảo tồn văn hóa và tạo việc làm cho người dân địa phương. Lượng khách đến thăm quan, tìm hiểu trải nghiệm các điểm DLCĐ tăng lên rõ rệt, trung bình 18-20 đoàn khách/tháng. Tỷ lệ khách nước ngoài, khách đến địa phương đều hơn so với những năm trước (2 năm gần đây tỷ lệ khách nước ngoài chiếm 73%/tổng lượng khách). Trong năm 2018, Đà Bắc CBT có 11 đoàn thiện nguyện hỗ trợ địa phương gần 300 triệu đồng thực hiện các hạng mục tiểu dự án, thực hiện mục tiêu phát triển DLCĐ bền vững, giúp người dân có thêm nhu cầu, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. 

Đến nay, huyện Đà Bắc đã hình thành các điểm DLCĐ hoạt động khá hiệu quả ở bản Sưng, xã Cao Sơn; bản Đá Bia, xã Tiền Phong và bản Ké, xã Hiền Lương. Anh Đinh Quý Hữu, chủ homestay Hữu Thảo cho biết: Đà Bắc CBT đã hỗ trợ người dân phát triển DLCĐ như giới thiệu, quảng bá về DLCĐ Đà Bắc, kết nối thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch của người dân Đà Bắc… Thông qua đó, bản Ké đã khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên, phong cảnh vùng hồ, bản sắc văn hóa địa phương để phát triển du lịch cộng đồng. Tại bản Ké hiện có 5 hộ tham gia phát triển loại hình DLCĐ đón tiếp, phục vụ khách. Các homestay Hữu Thảo, Sánh Thuấn, Sắc Luyến có thể đón tiếp, phục vụ từ 10 - 12 khách nước ngoài, 15 - 16 khách trong nước. Các hộ đều được đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Hiện có 1 đội văn nghệ phục vụ du khách các tiết mục dân ca, dân vũ của người Mường. Du khách có cảm nhận tốt đẹp khi tham gia văn nghệ truyền thống, thưởng thức ẩm thực dân tộc, bơi bè mảng, chèo thuyền Kayak, đạp xe, đi bộ quanh xóm, đi tàu thăm điểm nuôi cá lồng trên hồ… Trong hành trình khám phá, trải nghiệm xóm Ké, du khách có thể tham gia đi bộ qua núi Biều, hang Lỗ Làn, vượt qua những khu rừng già nguyên sinh, cánh đồng lúa vàng trải dài tuyệt đẹp… để đến với xóm Sưng, xã Cao Sơn, nơi có 100% đồng bào dân tộc Dao để thăm quan, tìm hiểu, trải ngiệm phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân địa phương. Sau các tua, tuyến tham quan, khách du  lịch đều có ấn tượng tốt về phong cảnh và cư dân bản địa. Hoạt động du lịch đã giúp người dân có thêm thu nhập. 


                                                        Lê Chung



Các tin khác


Sức sống trên dòng Đà Giang

Bài 1 - Chuyển giao sứ mệnh

(HBĐT) - Đà Giang - sông Đà vốn hoang sơ, hùng vĩ và nổi tiếng với những dòng thác oai linh. Từ khi có bàn tay, khối óc của con người đắp đập, ngăn sông, trị thủy để tích nguồn điện sáng, dòng sông Đà không còn hung dữ. Nhưng, dòng Đà Giang vẫn chảy, bồi lấp những vạt phù sa màu mỡ với nhiều nguồn sống sinh sôi.     

Đá Bia - một ngày không... wifi

(HBĐT) - Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) - điểm du lịch cộng đồng thuộc xã Tiền Phong (Đà Bắc) không chỉ có núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình, con người thân thiện, hiền hòa mà còn có điều đặc biệt, giờ không ở mấy đâu có...

Lưu giữ miền ký ức thác Bờ - phố Bờ xưa

(HBĐT) -Nhà văn Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh, người nặng lòng với quá khứ, có mặt tại chợ Bờ từ những năm 70 của thế kỷ trước, chứng kiến trọn vẹn công cuộc di dân, chuyển huyện khỏi vùng ngập để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ông luôn đau đáu hoài niệm về sông Đà, phố Bờ xưa. Sau nhiều năm dày công sưu tầm, ông vừa xuất bản tập sách ảnh "Bờ xưa" với 100 trang và hơn 70 bức ảnh thác Bờ, chợ Bờ, phố Bờ thời chưa đắp đập thủy điện Hòa Bình. Cuốn sách giữ lại những bức ảnh, tư liệu quý cho các thế hệ độc giả về những kỷ niệm, ký ức nay đã chìm sâu dưới đáy hồ sông Đà, nối dài quá khứ với hiện tại và tương lai.

Mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, có điểm nhấn là quần thể di tích tâm linh Thác Bờ, từ nhiều năm qua, hồ Hòa Bình đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách. Thực hiện Quyết định số 1528/QĐ-TTg, ngày 1/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, tháng 6/2017, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia. Từ đây, công tác đầu tư, tôn tạo di tích, phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm nhiều hơn, góp phần mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình.

Đánh thức những "Nàng công chúa ngủ quên" ven hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, cảnh quan nguyên sơ, hồ Hòa Bình được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi”. Ven hồ Hòa Bình có những xóm, bản như những "nàng công chúa ngủ quên" nằm ẩn mình nơi sông nước mênh mang, núi rừng huyền bí. Mỗi nàng công chúa mang một vẻ đẹp riêng. Sau giấc ngủ dài, bản Ngòi, xã Ngòi Hoa - nay là xã Suối Hoa (Tân Lạc), xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) hay xóm Đá Bia - nay là xóm Đức Phong và xóm Mó Hẻm - nay là xóm Đoàn Kết (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc)... được đánh thức trước sự ghé thăm của du khách trong và ngoài nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục