(HBĐT) - Xã Ba Khan (Mai Châu) - thung lũng yên bình nằm giữa núi đá và lòng hồ sông Đà xanh biếc. Ba Khan có nhiều lợi thế về tài nguyên sinh thái tự nhiên và văn hóa độc đáo của người Mường, Thái để phát triển du lịch.


Khách du lịch trải nghiệm dịch vụ tại khu nghỉ dưỡng làng Ba Khan, xóm Khan Hạ, xã Ba Khan (Mai Châu).

Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Ba Khan cho biết: Từ năm 2010, cấp ủy, chính quyền xã đã nhận thấy những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa để phát triển du lịch trên địa bàn xã. Chính vì vậy, xã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng cần phát triển. Nhiều đoàn khách du lịch tới Ba Khan trải nghiệm những cung đường quanh co, uốn lượn; khám phá văn hóa bản địa nhưng không lưu trú lại. Nguyên nhân do Ba Khan chưa xây dựng được cơ sở lưu trú cho khách du lịch. Trước thực tế trên, xã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư để phát triển du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh Ba Khan thơ mộng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 Năm 2017, Công ty CP du lịch làng Ba Khan đầu tư xây dựng dự án khu nghỉ dưỡng làng Ba Khan tại xóm Khan Hạ với tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển du lịch của xã nghèo Ba Khan. Từ đó, Ba Khan đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng giao thông; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc của người Mường, người Thái; đảm bảo vệ sinh môi trường; giữ vững ANTT... Hiện tại, xã Ba Khan có 2 doanh nghiệp, tư nhân đầu tư vào du lịch sinh thái. Trong đó, 1 dự án đang thực hiện các thủ tục giải phóng mặt bằng và xây dựng, 1 dự án vừa xây dựng vừa đón khách lưu trú, nghỉ dưỡng.

 Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty CP du lịch làng Ba khan chia sẻ: Khu nghỉ dưỡng làng Ba Khan có tổng diện tích 5.000 m2 được xây dựng kết hợp giữa kiến trúc đương đại và truyền thống. Địa hình, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật… được chúng tôi giữ nguyên hiện trạng. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các vật liệu như tre, nứa để làm trần nhà, làm nội thất nhằm tạo cảm giác thân thiện với thiên nhiên. Chúng tôi quan tâm tới tạo cho khách du lịch các hoạt động trải nghiệm như đi bộ, đạp xe, leo núi. Dự kiến, khu nghỉ dưỡng sẽ hoàn thiện vào đầu tháng 11 tới, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động xã Ba Khan. 
 Bên cạnh việc phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng, xã Ba Khan còn khai thác tiềm năng du lịch tâm linh. Đền Hai Quan tại xóm Khan Thượng là ngôi đền thiêng được nhân dân trong xã và vùng lân cận suy tôn, bảo tồn. Hàng năm, vào ngày 7/1 âm lịch, người dân trong xã nô nức đi khai hội xuân đền Hai Quan. Dịp lễ hội đền Hai Quan thu hút hàng nghìn người về trẩy hội.

Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Hiện nay, một trong những thuận lợi đưa du lịch Ba Khan trên đà phát triển là xã nằm trong quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Đây là cơ hội để Ba Khan liên kết với nhiều địa phương xây dựng các tour du lịch trên hồ Hòa Bình. Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tăng cường công tác quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hóa, con người Ba Khan nhằm thu hút các nhà đầu tư. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng; hỗ trợ, giúp đỡ người dân phát triển sản phẩm du lịch đặc thù…


 Thu Thủy


Các tin khác


Sức sống trên dòng Đà Giang

Bài 1 - Chuyển giao sứ mệnh

(HBĐT) - Đà Giang - sông Đà vốn hoang sơ, hùng vĩ và nổi tiếng với những dòng thác oai linh. Từ khi có bàn tay, khối óc của con người đắp đập, ngăn sông, trị thủy để tích nguồn điện sáng, dòng sông Đà không còn hung dữ. Nhưng, dòng Đà Giang vẫn chảy, bồi lấp những vạt phù sa màu mỡ với nhiều nguồn sống sinh sôi.     

Đá Bia - một ngày không... wifi

(HBĐT) - Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) - điểm du lịch cộng đồng thuộc xã Tiền Phong (Đà Bắc) không chỉ có núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình, con người thân thiện, hiền hòa mà còn có điều đặc biệt, giờ không ở mấy đâu có...

Lưu giữ miền ký ức thác Bờ - phố Bờ xưa

(HBĐT) -Nhà văn Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh, người nặng lòng với quá khứ, có mặt tại chợ Bờ từ những năm 70 của thế kỷ trước, chứng kiến trọn vẹn công cuộc di dân, chuyển huyện khỏi vùng ngập để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ông luôn đau đáu hoài niệm về sông Đà, phố Bờ xưa. Sau nhiều năm dày công sưu tầm, ông vừa xuất bản tập sách ảnh "Bờ xưa" với 100 trang và hơn 70 bức ảnh thác Bờ, chợ Bờ, phố Bờ thời chưa đắp đập thủy điện Hòa Bình. Cuốn sách giữ lại những bức ảnh, tư liệu quý cho các thế hệ độc giả về những kỷ niệm, ký ức nay đã chìm sâu dưới đáy hồ sông Đà, nối dài quá khứ với hiện tại và tương lai.

Mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, có điểm nhấn là quần thể di tích tâm linh Thác Bờ, từ nhiều năm qua, hồ Hòa Bình đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách. Thực hiện Quyết định số 1528/QĐ-TTg, ngày 1/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, tháng 6/2017, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia. Từ đây, công tác đầu tư, tôn tạo di tích, phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm nhiều hơn, góp phần mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình.

Đánh thức những "Nàng công chúa ngủ quên" ven hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, cảnh quan nguyên sơ, hồ Hòa Bình được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi”. Ven hồ Hòa Bình có những xóm, bản như những "nàng công chúa ngủ quên" nằm ẩn mình nơi sông nước mênh mang, núi rừng huyền bí. Mỗi nàng công chúa mang một vẻ đẹp riêng. Sau giấc ngủ dài, bản Ngòi, xã Ngòi Hoa - nay là xã Suối Hoa (Tân Lạc), xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) hay xóm Đá Bia - nay là xóm Đức Phong và xóm Mó Hẻm - nay là xóm Đoàn Kết (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc)... được đánh thức trước sự ghé thăm của du khách trong và ngoài nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục