(HBĐT)-Kiên cường, dũng cảm trong chiến tranh, để lại một phần cơ thể trên chiến trường, trải qua nhiều đau thương, mất mát, nhưng khi trở về quê hương, nhiều thương binh, bệnh binh đã vượt lên hoàn cảnh, vượt lên thương tật, mạnh dạn, sáng tạo, nắm bắt cơ hội và trở thành những tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương.


Cơ sở sản xuất gạch bloc của cựu chiến binh Nguyễn Văn Thọ, xã Dân Chủ  (TP Hòa Bình) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 5 lao động địa phương.

Nhập ngũ năm 1976, là chiến sỹ D1710 Cục Quân khí, trong quá trình phục vụ chiến đấu tại chiến trường Tây Nam, anh Phạm Văn Thuật bị thương và được công nhận là thương binh hạng 4/4, bệnh binh mất 65% sức khỏe. Sau khi bị thương, anh tiếp tục phục vụ trong Quân đội đến năm 2003 về nghỉ theo chế độ của Nhà nước. Trong hoàn cảnh khó khăn, với 5 triệu đồng dành dụm, tích cóp, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng để thành lập Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh tại thị trấn Mường Khến (Tân Lạc). Với uy tín và sự năng động, nhạy bén, doanh nghiệp của anh không chỉ được chủ đầu tư giao cho xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, thủy lợi, giao thông mà hoạt động SX-KD ngày càng mở rộng. Hiện tại, 200 lồng cá trên vùng hồ Hòa Bình và trang trại với 100 con lợn nái, 1.000 con lợn thịt cùng cửa hàng vật liệu xây dựng của công ty tiếp tục được duy trì đã tạo việc làm ổn định cho gần 40 lao động địa phương, thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/ tháng. Năm 2017, anh là một trong những đại biểu của tỉnh tham gia Hội nghị tuyên dương doanh nghiệp điển hình, tiên tiến toàn quốc. Năm 2018, anh được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cựu chiến binh (CCB) tỉnh. Đặc biệt, với cương vị và uy tín của mình, từ năm 2014 đến nay, anh đã vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí để góp phần tìm kiếm và đưa được 58 hài cốt liệt sỹ ở các tỉnh phía Nam về an táng tại nghĩa trang quê nhà.

Trong khí thế "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vì miền Nam ruột thịt, năm 1969, khi vừa tròn 19 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thọ, ở xóm Bái Yên, xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) tình nguyện lên đường nhập ngũ. Là chiến sỹ D2, E28, F10, nhiều năm anh tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Trong chiến dịch mùa xuân năm 1975, anh cùng đồng đội hòa chung niềm vui chiến thắng sau khi đập tan sự kháng cự của địch tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cuối năm 1975, CCB Nguyễn Văn Thọ trở về quê hương mang trên mình nhiều vết thương ở đầu, ở chân, nhưng do mất toàn bộ giấy tờ nên anh chỉ được hưởng chế độ là nạn nhân chất độc da cam. Từ năm 1975 đến nay, CCB Nguyễn Văn Thọ đã tham gia Ban chủ nhiệm HTX Dân Chủ, 10 năm giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân xã và hiện là Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam xã. Về quê trong hoàn cảnh khó khăn, vượt qua ốm đau, bệnh tật, anh động viên vợ con cố gắng vươn lên để phát triển kinh tế. Với nguồn vốn tích cóp từ chăn nuôi gà, lợn, bò và trồng trọt, năm 2011 anh quyết định mở cơ sở sản xuất gạch bloc, công suất bình quân 2.500 viên/ngày. Nhờ chú trọng chất lượng, nên sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Hiện, cơ sở gạch bloc của anh tạo việc làm ổn định cho 5 lao động, thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Năm 1980, khi vừa tốt nghiệp cấp III, Nguyễn Văn Dũng tình nguyện lên đường nhập ngũ và tham gia phục vụ chiến đấu tại mặt trận 379 Bắc Lào. Năm 1993, anh rời quân ngũ và là thương bình hạng 4/4, bệnh binh mất 72% sức khỏe. Trở về quê hương ở khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) trong điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Năm 2005, anh được UBND xã Bắc Phong giao cho 600 m2 đất để khai hoang, phục hóa phát triển kinh tế. Những năm đầu, gia đình anh trồng mía, nhưng giá cả và đầu ra hết sức bấp bênh. Được sự động viên, hỗ trợ, giúp đỡ của các CCB trên địa bàn, anh là người đâu tiên đưa cây cam về trồng trên địa bàn xã Bắc Phong. Với phương châm "lấy ngắn, nuôi dài”, đến nay, gia đình anh đã có 2 vườn cam rộng 1,6 ha, hàng năm, giải quyết việc làm theo thời vụ từ 15 - 20 lao động. Không chỉ đi đầu, gương mẫu trong phát triển kinh tế, CCB Nguyễn Văn Dũng còn tích cực tham gia công tác xã hội. Ban đầu, anh được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ khu 2, sau đó làm Chủ tịch Hội CCB thị trấn và hiện là Chủ tịch Hội CCB huyện Cao Phong. Với sự năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết, CCB Nguyễn Văn Dũng đã góp phần xây dựng Hội CCB huyện Cao Phong ngày càng vững mạnh. Hiện tại, Hội CCB huyện có 2.687 hội viên, trong đó có trên 400 hội viên là thương, bệnh binh và nạn nhân chất độc da cam, nhưng không còn hội viên nghèo.

Trên đây chỉ là ba trong rất nhiều tấm gương tiêu biểu thấm nhuần lời bác dạy "Thương binh tàn nhưng không phế”. Các thương binh, bệnh binh trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực trên trận tuyến mới, góp phần làm ngời sáng thêm truyền thống, phẩm chất người lính bộ đội Cụ Hồ trên quê hương Hòa Bình.


                Đức Phượng

Các tin khác


Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình thăm và làm việc với Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc

Sáng 22/4 (theo giờ địa phương), đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao tổ chức đã bắt đầu các buổi làm việc tại thành phố New York (Hoa Kỳ). Cùng tham gia chương trình này còn có các tỉnh: Yên Bái, Hà Nam, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Gia Lai.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai làm việc với lãnh đạo tỉnh

Chiều 22/4, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai và Quỹ Công tác xã hội Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình đã làm việc với lãnh đạo tỉnh về công tác vận động, hỗ trợ của quỹ. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai. Làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11.000 tỷ đồng.

BTV Tỉnh ủy cho ý kiến những nội dung quan trọng phát triển KT-XH

Chiều ngày 19/4, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy cho ý kiến vào  một số nội dung quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội.

Gặp mặt tri ân chiến sỹ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 19/4, tại hội trường UBND tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024). Dự buổi gặp mặt tri ân có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bùi Tiến Lực, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục