(HBĐT) - Tại nhiều địa phương hiện nay người trồng cây mía trắng đang trong tình trạng “khốn khổ” bởi không thể tiêu thụ được. Ngược lại, trên địa bàn xã Mông Hoá (Kỳ Sơn), nhiều hộ dân trồng mía trắng phấn khởi bởi giá bán cao, sức tiêu thụ mạnh.

 

Mông Hóa có vị trí khá thuận lợi, nằm ven quốc lộ 6 rất sôi động trong giao thương, phát triển KT -XH. Tận dụng lợi thế đó, trong những năm vừa qua, Đảng bộ, chính quyền xã Mông Hoá đã chủ trương phát triển mạnh CN -TTCN, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào đồng ruộng.

Người dân xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) chăm sóc cây mía trắng.

 

Cho đến nay, cây mía trắng đang là chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế của Mông Hóa. Loại cây này được tư thương đến mua, sau đó bán lại cho các hàng quán khắp nơi ép ra nước phục vụ nhu cầu giải khát của người dân. Nhu cầu tiêu thụ mía trắng tăng cao nhất trong thời điểm nắng nóng. Thị trường tiêu thụ cây mía trắng khá rộng, gồm trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên....

 

Có mặt trong những ngày gần cuối vụ mía trắng ở xóm Nội, xã Mông Hoá, tại đây, một số vườn sau khi đã bán hết các cây đẹp có giá từ 15.000 - 25.000 đồng /cây, còn sót lại những cây cong queo, ngắn, chất lượng thấp được các chủ vườn ra giá với các tiểu thương từ 7.000 - 9.000 đồng /cây.

 

Theo người dân xóm Nội, vào thời gian cao điểm mùa thu hoạch cách đây chừng nửa tháng, cả xóm như “đại công trường”. Xe máy, xe ô tô đậu đỗ khắp ngõ, thậm chí, xe còn để tràn ra cả những cánh đồng. Mới sáng ra, người người đã hò nhau ra đồng thu hoạch mía bán cho tư thương. Mía trắng chất đống khắp các cửa nhà dân để tiện bốc xếp và đếm cây thu tiền. Nhiều khi, xe ô tô của tiểu thương đến mua phải đánh ra tận cánh đồng trực chờ hàng tiếng.

 

Toàn xóm Nội trước đây có trên 13 ha đất ruộng 2 vụ lúa. Nhưng vài năm lại đây, cây lúa đã được người dân thay thế dần bằng cây mía trắng. Hiện toàn xóm đã trồng được khoảng 11 ha. Trong năm tới, những diện tích đất lúa còn lại được người dân chuyển hết sang trồng cây mía trắng.

 

Trao đổi về phát triển cây mía trắng trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Mông Hóa phấn khởi cho biết: Tổng diện tích trồng mía trắng trên địa bàn xã hiện lên đến 180 ha, tăng gần 80 ha với năm 2010. Thu nhập từ cây mía trắng tại Mông Hóa vài năm lại đây trung bình khoảng 400 - 500 triệu đồng /ha. Sau khi trừ hết chi phí, thấp nhất cũng được trên 300 - 400 triệu đồng /ha. Trong đó, giá bán thấp nhất từ 7.000 - 9.000 đồng /cây loại xấu. Cây đẹp có  giá từ 15.000 - 25.000 đồng /cây. Đặc biệt như năm 2012, có những thời điểm người dân còn bán được 30.000 đồng /cây đẹp, dóng dài.

 

 Ngay trong vụ năm nay, điển hình nhất phải kể đến hộ gia đình anh Đinh Văn Sáu, xóm Nội. Gia đình anh Sáu có khoảng 1.400 m2 đất ruộng trồng lúa chuyển sang trồng mía trắng và đã cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Tính ra, chăm sóc tốt như gia đình anh Sáu, mỗi ha đất canh tác có thể cho thu nhập từ 600 - 700 triệu đồng.

 

Trên thực tế những năm qua, cây mía trắng ở xã Mông Hóa có giá trị kinh tế cao vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác. Chăm sóc loại cây này không khó và tốn ít thời gian. Chu kỳ cây mía ngắn ngày, từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ trong vòng một năm. Thổ nhưỡng ở đây cũng rất hợp với loại mía trắng nên đến khi thu hoạch cây cao từ 3 - 3, 5 m. Thân cây phát triển to, dóng dài, lớp vỏ mía vàng óng ả, độ ngọt cũng vượt xa so với nhiều địa bàn khác.

 

Không phải ngẫu nhiên mà cuối tháng 8 năm nay, xã Mông Hóa được công nhận về đích trong xây dựng NTM. Nhiều hộ gia đình trong xã nhờ trồng mía trắng mấy năm qua đã xây dựng được nhà cửa khang trang, mua xe máy, ti vi... Đóng góp trong phong trào xây dựng NTM cũng được người dân hưởng ứng tích cực. 

Bên cạnh phát triển CN - TTCN, thương nghiệp, dịch vụ, cây mía trắng đã và đang giúp cho nhiều hộ dân Mông Hoá có thu nhập ngày càng tăng cao. Thống kê, nếu như năm 2010, thu nhập bình quân đầu người xã Mông Hoá mới đạt khoảng 14 triệu đồng, đến nay, một phần nhờ vào cây mía trắng nên thu nhập đã đạt gần 27 triệu đồng / người/năm.

 

Cũng theo đồng chí Nguyễn Hồng Quang, do lợi thế về địa lý cộng với cây mía trắng hợp thổ nhưỡng, cho thu nhập cao. Trong thời gian tới, xã Mông Hoá tiếp tục quy hoạch hình thành rõ nét vùng trồng mía trắng. Đồng thời, xem xét hỗ trợ trong điều kiện có thể đối với hộ gia đình khó khăn chuyển đổi cơ cấu từ cây giá trị thấp sang trồng mía trắng, nhanh chóng vươn lên làm giàu.

 

 

                                                                                   Hồng Trung

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục