(HBĐT) - Với lợi thế đồng cỏ, đất đai, nguồn thức ăn từ thiên nhiên dồi dào, chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng hàng hóa đa dạng và bền vững, từng bước trở thành vùng hậu cần cung ứng thực phẩm về thành phố Hà Nội và một số tỉnh miền xuôi.

   Trang trại gà của hộ ông Quách Xuân Sinh, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm. 

Các xã: Đồng Tâm, Liên Hòa, Phú Lão, Phú Thành hay An Bình của huyện Lạc Thủy được biết đến là vùng trọng điểm chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là gà đẻ trứng và gà thịt. Một số cơ sở nuôi gà giống đáp ứng nguồn giống gia cầm tại chỗ. Theo số liệu của Trạm chăn nuôi và thu ý huyện, tổng đàn gia cầm nuôi trong dân hiện có trên 50 vạn con. Trên địa bàn có hàng chục trang trại đạt tiêu chí, hàng trăm gia trại nuôi gia cầm, điển hình như trang trại gà của ông Quách Xuân Sinh ở thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm; ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Tân Phú, xã Phú Thành... Xu hướng chăn nuôi thực phẩm sạch ngày càng mở rộng trong nhân dân. Phương thức nuôi của nhiều trang trại, gia trại là tận dụng thức ăn tự nhiên sẵn có, nuôi giống gà đồi, gà thả vườn nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ngoài Lạc Thủy, chăn nuôi gia cầm cũng khá phát triển tại các huyện: Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn. Tổng đàn gia cầm của tỉnh hàng năm dao động từ 4 – 4,5 triệu con. Bên cạnh đó, lợn cũng thường xuyên được nhân dân tái đàn với tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. ước tính toàn tỉnh có 40 vạn con lợn. Các vùng chăn nuôi trang trại, gia trại lợn tập trung đóng góp lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường. Hiện có 17 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300 – 3.000 con cung cấp khoảng 150.000 con lợn giống/năm và 19.100 con lợn hậu bị/năm, ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi lợn. Các trang trại lợn sử dụng giống năng suất cao, thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, tăng hiệu quả chăn nuôi. Bên cạnh đó, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi các con đặc sản như lợn rừng lai, lợn bản địa, don, nhím… Các giống đặc sản của địa phương như vịt Bầu Bến (Lương Sơn), gà Lạc Thủy, lợn bản địa Đà Bắc và thành phố Hòa Bình cũng được triển khai và chú trọng bảo tồn.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: 5 con vật chủ lực của tỉnh là trâu, bò, lợn, gà và dê. Để phát huy lợi thế vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, tỉnh đã xây dựng đề án cải tạo và phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), trong đó lợi thế lớn là nguồn thức ăn xanh, nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, diện tích đất rừng, đất nông nghiệp lớn. Tổng đàn trâu, bò của tỉnh hiện nay trên 166.000 con. Chăn nuôi gia súc đã cải thiện đáng kể nguồn thu nhập của nông hộ nhờ quá trình nuôi chủ yếu dùng thức ăn tận dụng, trâu, bò cho thu về giá trị lớn. Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển chăn nuôi đang được triển khai. Ngành NN & PTNT tập trung phát triển chăn nuôi theo quy hoạch từng vùng, trong đó, các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn đã hình thành một số vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa ở các địa bàn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh thuận lợi về giao thương.  

 

Kể từ năm 2015 đến nay, Sở NN & PTNT tỉnh ta, Sở NN & PTNT thành phố Hà Nội đã có nhiều chương trình kết nối, hợp tác liên kết thị trường với mục tiêu tạo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều hộ chăn nuôi đã và đang mở hướng đầu tư, liên kết cùng doanh nghiệp để thực hiện và nắm bắt cơ hội này. Cũng theo đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, năm 2015, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 25,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; phấn đấu năm 2016, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 6,5%, chiếm 26,4% cơ cấu. Đối với phát triển chăn nuôi hàng hóa, tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương hỗ trợ, tăng cường giống vật nuôi năng suất cao và bảo tồn giống địa phương; quản lý chất lượng giống vật nuôi, khuyến khích xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn tại vùng nguyên liệu để hạ giá thành sản xuất; hướng dẫn người chăn nuôi trồng và thâm canh các giống cỏ mới; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lò giết mổ tập trung, cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị hợp vệ sinh và ATTP. Riêng thị trường tiêu thụ, khuyến khích các thành phần kinh tế liên kết, bao tiêu sản phẩm đối với hình thức chăn nuôi theo chuỗi, ưu tiên hỗ trợ xúc tiến thương mại với các sản phẩm sản xuất theo VietGap, có chỉ dẫn địa lý và đảm bảo an toàn dịch bệnh, ATTP.

                                                                           

                                                                                   

 

                                                                                 Bùi Minh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục