(HBĐT) - Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp giá trị cao, yếu tố then chốt là phải xác định được đúng loại cây trồng, vật nuôi, từ đó tập trung đầu tư phát triển thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, có lợi thế cạnh tranh nổi bật, mang đậm dấu ấn của địa phương. Đối với huyện Cao Phong, khi nhắc đến mảnh đất này người ta không thể không nhắc đến sản phẩm cam, quýt - loại nông sản ngọt lành với những giá trị đặc sắc đã đặt nền móng vững vàng cho huyện hiện thực hóa quyết tâm xây dựng nền sản xuất nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.

Hộ trồng cam xóm Chẹo, xã Nam Phong (Cao Phong) đầu tư sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap, từ đó đảm bảo chất lượng và giá trị kinh tế cao.

 

Phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, người trồng cam ở huyện Cao Phong mới được nếm những thành quả như hôm nay. Cây cam biết cách “thử lửa” đầy thách thức đối với người quyết tâm chinh phục nó. Ngay từ những năm 1960, loại cây này đã xuất hiện trên đất Cao Phong. Nhưng phải đến hàng chục năm trở lại đây, vị thế của nó mới được xác lập chắc chắn với vai trò là cây mũi nhọn mang trên mình trọng trách của một đặc sản hàng đầu giúp huyện Cao Phong tự tin xây dựng một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Để làm được điều đó, “cú hích” quan trọng dành cho cây cam Cao Phong chính là Nghị quyết số 04/2006/NQ-HU của Huyện ủy Cao Phong về việc phát triển vùng cây ăn quả và cây công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết xác định: cần ưu tiên phát triển cây cam nói riêng và cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh…) nói chung. Bám sát chỉ đạo và quy hoạch vùng cây có múi của huyện, từ cấp xã, thị trấn đến các thôn, xóm trên địa bàn huyện Cao Phong đều hướng tới một quyết tâm chung: đẩy mạnh diện tích trồng cam và cây có múi, tạo tiền đề quan trọng để từng bước xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp có   giá trị cao.

 

Vốn là loại cây trồng đòi hỏi cao về kỹ thuật canh tác cũng như điều kiện đầu tư phục vụ sản xuất, khi lựa chọn cây có múi là cây trồng chủ lực, cả chính quyền và người dân huyện Cao Phong đều xác định rõ thách thức đặt ra như nguồn vốn đầu tư, việc áp dụng khoa học công nghệ mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm… Đặc biệt, chính quyền huyện Cao Phong xác định cần tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ để đồng hành cùng nông dân với quyết tâm xuyên suốt là đầu tư mạnh cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Theo đó, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, xây dựng chiến lược tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung, từng bước thực hiện cơ giới hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi phát triển cây ăn quả có múi trên cơ sở quan tâm đến lợi ích và nhu cầu chính đáng của nhân dân, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các cấp, ngành, tổ chức xã hội để hỗ trợ tích cực cho sản xuất. Bằng nguồn kinh phí trích từ ngân sách, UBND huyện đã giao các cơ quan chuyên môn xây dựng các mô hình trình diễn, thực hiện các hình thức hỗ trợ sản xuất, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi, tổ chức các cuộc hội thảo về hợp tác đầu tư… nhằm hỗ trợ nông dân phát triển diện tích canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, xúc tiến mở rộng thị trường. Được biết, mỗi năm, UBND huyện Cao Phong đã trích ngân sách hỗ trợ khoảng 800 triệu đồng cho các hoạt động trên. 

       

Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong nỗ lực nâng cao giá trị cho cây cam nói riêng và cây ăn quả có múi nói chung, huyện Cao Phong đã tạo được điểm nhấn quan trọng cho bức tranh phát triển nông nghiệp chất lượng cao của địa phương. Năm 2007, diện tích cây ăn quả của huyện mới có khoảng 560 ha, đạt sản lượng 3.000 tấn thì thống kê sơ bộ đến tháng 7 năm nay, toàn huyện có khoảng 2.060 ha (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2015), trong đó, cây ăn quả có múi đạt trên 1.878 ha (diện tích thời kỳ kinh doanh trên 900 ha), sản lượng đạt trên 23.000 tấn. Riêng 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện trồng mới khoảng 130 ha cây ăn quả có múi (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2015). Sản phẩm quả niên vụ 2015 – 2016 đạt sản lượng trên 20.000 tấn, giá trị trung bình đạt từ 600 – 800 triệu đồng/ha. Đây là kết quả ấn tượng cho thấy huyện Cao Phong đang đi đúng hướng trong hành trình đầu tư phát triển nông nghiệp giá trị cao, tạo nền tảng vững chắc để huyện thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

                                                                                  Thu Trang

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục