(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn hiện có 1.884 cơ sở sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Hàng năm, để phục vụ sản xuất, các hộ cần khoảng 180.000 tấn phân bón các loại, trong đó, phân vô cơ chiếm khoảng 85 - 90%. Thức ăn dùng trong chăn nuôi và nuôi thủy sản tiêu thụ trên 300.000 tấn/năm, thuốc BVTV và thuốc thú y ước tiêu thụ trên 10.000 tấn/năm, giống cây trồng (lúa, ngô, đậu tương, lạc…) tiêu thụ trên 10.000 tấn cùng hàng triệu con giống gia súc, gia cầm.

 

Tại Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT – BYT – BNNPTNT – BCT ngày 9/4/2013 quy định ngành NN & PTNT được phân công quản lý tới 19/37 nhóm ngành hàng thực phẩm gồm ngũ cốc, thịt, các sản phẩm cá, thịt, rau, củ, quả, trứng, sữa, đường, mật ong….  Để thực hiện công tác này, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản thủy sản đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh thông qua hướng dẫn quy trình sản xuất tốt, hướng dẫn sử dụng thuốc thú y, thuốc BVTV theo phương pháp 4 đúng, không sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, thuốc thú y ngoài doanh mục trong sản xuất và chế biến thực phẩm, không sử dụng thuốc trừ cỏ và không lạm dụng phân bón vô cơ trong trồng trọt.

Lực lượng thú y thành phố Hòa Bình kiểm soát thực phẩm chăn nuôi tại các chợ trên địa bàn.

 

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn được cơ quan chức năng thuộc Sở NN & PTNT kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ NN & PTNT. Qua đó giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Trong giai đoạn 2011 – 2016 đã lấy 205 mẫu vật tư nông nghiệp, chủ yếu là phân bón và thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV, thuốc thú y. Từ kiểm định chất lượng theo công bố của nhà sản xuất có gần 20% mẫu vi phạm về chất lượng,  xử phạt vi phạm hành chính trên 95 triệu đồng, điển hình là vụ bắt 36 tấn phân bón NPK giả tại huyện Lạc Sơn, kinh doanh thuốc BVTV giả tại huyện Cao Phong…

 

Cũng trong giai đoạn 2011 – 2016, Sở NN & PTNT đã chỉ đạo các Chi cục chuyên ngành phối hợp với phòng, ban liên quan cấp huyện thanh, kiểm tra các điều kiện về ATTP đối với 3.527 lượt cơ sở sản xuất, giết mổ, sơ chế bảo quản, chế biến và kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản, xử phạt vi phạm hành chính 64 vụ, tổng số tiền phạt gần 105 triệu đồng. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản vi phạm về ATTP năm 2011 là 9,18%, năm 2013 là 32,81%, năm 2014 là 24,44%, năm 2015 là 19,6% và năm 2016 là 28,85%. Ngoài ra, Sở còn chủ trì và cử công chức tham gia các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành, qua thanh, kiểm tra 365 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã xử phạt vi phạm hành chính 168 vụ, tổng số tiền phạt trên 380 triệu đồng. Nhiều vụ phối hợp hiệu quả cao như với ngành công an và QLTT như bắt vụ vận chuyển hàng trăm kg thịt thối từ tỉnh ngoài vào tiêu thụ trên địa bàn, việc sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc trong sản xuất giá đỗ trong năm 2016…

 

Thực hiện lấy mẫu phân tích chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã lấy 658 mẫu sản phẩm bao gồm 276 mẫu rau – củ - quả, 233 mẫu thịt, 59 mẫu cá tươi sống, 31 mẫu chè, 39 mẫu giò chả, 15 mẫu cá khô và 5 mẫu măng cho kết quả kiểm định tỷ lệ mẫu sản phẩm không đảm bảo ATTP giảm rõ rệt, năm 2011 là 34,69%, năm 2012 là 17,91%, năm 2013 là 7,69%, năm 2014 là 10,53%, năm 2015 là 3,64%, năm 2016 là 6,1%. Không phát hiện chất cấm nhóm Beta agonist (Clenbuterol/Salbutamol) trong các mẫu thịt lợn.

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản nhấn mạnh: Việc quản lý chất lượng và giám sát quy trình sử dụng các loại vật tư, hàng hóa nông nghiệp sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới với các giải pháp đồng bộ, cụ thể như tích cực tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan truyền thông, hội, đoàn thể nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về sử dụng đúng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản. Thực hiện thường xuyên thanh, kiểm tra công tác vật tư nông nghiệp, ATTP, phối hợp với các sở, ngành trong kiểm tra, thanh tra đột xuất các cơ sở có dấu hiệu vi phạm. Giám sát việc tuân thủ quy trình sản xuất, chế biến và lấy mẫu để kiểm định chất lượng. Xây dựng chuỗi liên kết giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh nhằm tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

      

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục