(HBĐT) - Từ chỗ là một hộ thuần nông, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa, cây ngô. Nhưng từ khi mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt, đời sống gia đình anh Lường Văn Sương, xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) từng bước vươn lên làm giàu.


Từ việc mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, gia đình anh Lường Văn Sương, xã Đồng Chum (Đà Bắc) có tổng đàn trâu, bò hơn 100 con.

Không chỉ gia đình anh Sương, thời gian qua, từ việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, nhiều hộ trên địa bàn huyện có hoàn cảnh khó khăn đã từng bước vươn lên trở thành hộ sản xuất giỏi. Như gia đình ông Xa Van Ơn, xóm Túp, xã Tiền Phong. Không có ruộng đất sản xuất, đời sống gia đình khó khăn, không cam chịu đói nghèo, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua 3 con bò sinh sản. Sau 3 năm đàn bò phát triển lên hơn 10 con. Mới đây, ông bán vài con vừa để trả nợ ngân hàng, vừa cho con đầu tư nuôi cá lồng, phần còn lại ông dự định tiếp tục đầu tư mua bò sinh sản. Ông cho biết: Việc đầu tư cho chăn nuôi đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là khi hệ thống đường giao thông của xã với vùng bên ngoài đã được kết nối thông suốt.

Theo đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, có được điều này là do những năm qua, huyện đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/HU về phát triển chăn nuôi đại gia súc. Theo đó, ngay khi nghị quyết được ban hành, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình hành động và kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Từ đó tạo đà phát triển mạnh ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi đại gia súc nói riêng. Đồng thời, tạo sự đồng thuận cao về nhận thức và hành động.

Với việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án xây dựng các mô hình nuôi vỗ béo trâu, bò, tập huấn chuyển giao KHKT áp dụng trong sản xuất, như thực hiện cải tạo đàn bò giống của địa phương đã tăng giống bò lai trên địa bàn huyện từ chỗ chỉ chiếm một phần rất nhỏ lên khoảng 35% tổng đàn bò. Đồng thời loại thải dần những giống chất lượng kém, chọn lọc và xây dựng đàn giống có năng suất, chất lượng cao. Cùng với đó, các tiến bộ KHKT được chú trọng áp dụng trong trồng các loại cây làm thức ăn cho chăn nuôi, sử dụng những phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh được người dân áp dụng rộng rãi. Nhờ vậy, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngành chăn nuôi huyện Đà Bắc đã có bước phát triển mới. Trong đó, chăn nuôi trâu, bò đạt được kết quả đáng ghi nhận, tổng đàn trâu, bò hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu về sản lượng của ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi trâu, bò nói riêng cũng đạt và vượt kế hoạch. Đến nay, toàn huyện có tổng đàn trâu, bò 18.467 con, trong đó, đàn trâu 9.052 con, đàn bò 9.415 con. Giá trị thu nhập từ ngành chăn nuôi gia súc đạt 385.279,24 triệu đồng, tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 25 - 30% tổng giá trị ngành nông nghiệp của huyện. Đáng nói, từ việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi chăn nuôi trâu, bò theo hướng gia trại tập trung với số lượng đàn lớn, như gia đình các anh: Lường Văn Sương (xã Đồng Chum) có đàn trâu, bò hơn 100 con; Triệu Văn Đồng (xã Tú Lý) có đàn trâu, bò 25 con; Lý Văn Thanh (xã Đoàn Kết) có đàn trâu, bò 26 con; Hà Viết Khương (xã Cao Sơn) có đàn trâu, bò 18 con... Từ định hướng này, nhiều hộ từng bước thoát nghèo bền vững nhờ được hỗ trợ vay vốn đầu tư, hỗ trợ con giống theo mô hình "Ngân hàng bò” của các tổ chức chính trị xã hội huyện, như các hộ: Xa Văn Hoàng, Bùi Văn Toán (xã Tiền Phong), Đinh Văn Bộ (xã Hiền Lương)... Theo đồng chí Bùi Văn Luyến, Bí thư Huyện ủy Đà Bắc, với những kết quả đạt được trong thời gian qua, đây là một bước đi mới, có tính đột phá về phát triển KT-XH của huyện. Hướng đi này đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Thiếu đất làm vật liệu san lấp, nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân các công trình, dự án

(HBĐT) - Đến cuối tháng 6/2022, tổng số kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) trên địa bàn tỉnh đã giải ngân 946,4 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch vốn (KHV) Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 23% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Cụ thể, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 720,4 tỷ đồng, đạt 27% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Vốn ngân sách T.Ư (vốn trong nước) giải ngân 153,2 tỷ đồng, đạt 14% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 72,9 tỷ đồng, mới đạt 17% KHV giao.

Công ty CP Kim Bôi: Phát triển thương hiệu với sản phẩm OCOP 5 sao

(HBĐT) - Với khát vọng vươn lên trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn nhất cả nước, thời gian qua, Công ty CP Kim Bôi, khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường kết nối, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường. Trong năm nay, công ty đăng ký 2 sản phẩm OCOP 5 sao, góp phần nâng tầm chất lượng nông sản đặc trưng của tỉnh, thực hiện hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Chung tay vì sự phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19, các cấp, ngành triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các tổ chức KTTT phát triển. Chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ (KHCN), tạo điều kiện để HTX tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển KT-XH, góp phần quan trọng để HTX, tổ hợp tác (THT) phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chia sẻ, phát triển mạng lưới Chương trình FFF II

(HBĐT) - Trong 2 ngày từ 2-3/8, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban quản lý Chương trình Hỗ trợ rừng và Trang trại giai đoạn II (FFF II) tổ chức hội thảo chia sẻ, phát triển mạng lưới Chương trình FFF II. Tham dự hội thảo có đại diện các đơn vị, sở, ngành liên quan, đại diện các HTX, tổ hợp tác, thúc đẩy viên tham gia Chương trình FFF II của 5 tỉnh Hòa Bình, Sơn la, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên.

Hệ thống ngân hàng thắt chặt tín dụng đầu cơ bất động sản

(HBĐT) -Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã chủ động định hướng các ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vào thị trường bất động sản (BĐS) để dòng tiền đi đúng hướng, hiệu quả, đảm bảo an toàn của hệ thống.

Ban hành Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - UBND tỉnh ra Quyết định số 1545/QĐ-UBND, ngày 30/7/2022 ban hành Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình (viết tắt là Chỉ số DDCI). 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục