Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" sau một năm được triển khai đồng bộ trên địa bàn Hà Nội đã tạo chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Nhiều mặt hàng Việt đã và đang dần khẳng định thương hiệu với lợi thế giá cả, chất lượng ổn định, mẫu mã phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (NTD).

 

Chọn mua quần áo do các công ty trong nước sản xuất tại một cửa hàng của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh: Linh Tâm
 
Theo Sở Công thương Hà Nội, trong năm qua có hơn 10 hội chợ triển lãm thương mại trên địa bàn với 3.395 gian hàng, thu hút hơn 3.000 lượt DN, 25 vạn lượt khách tham quan, tổng doanh thu đạt hơn 13,5 tỷ đồng. 27 phiên chợ hàng Việt được tổ chức ở các quận, huyện, thị xã như Quốc Oai, Ứng Hòa, Đông Anh, Thường Tín… Sở tổ chức thành công Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ với hơn 100 DN tham gia, trưng bày 300 loại hàng hóa, gắn với tổ chức du lịch làng nghề và cuộc thi sáng tác mẫu mã, kiểu dáng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Những tháng cuối năm, thành phố liên tục tổ chức các đợt bán hàng bình ổn giá, kích cầu du lịch để thu hút du khách. Sở đã tổ chức thành công Tháng khuyến mãi Hà Nội năm 2010, thu hút 256 DN tham gia với hơn 1.100 điểm khuyến mãi; phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện chương trình bán hàng giảm giá kích cầu du lịch với gần 100 điểm bán hàng của 50 đơn vị. Riêng Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã triển khai 23 chuyến bán hàng lưu động tại các huyện trên địa bàn, đạt doanh thu 1,58 tỷ đồng. Các cửa hàng trong Tổng Công ty tăng cường tỷ trọng hàng nội địa, chiếm 60-80% tổng số hàng hóa... Thành đoàn Hà Nội cũng là đơn vị tham gia tích cực CVĐ với những hoạt động như tổ chức Festival "Sáng tạo trẻ" Thủ đô, trong đó có nội dung giới thiệu các gian hàng Việt để bình chọn, vận động nhân dân, thanh niên ưu tiên dùng hàng Việt Nam... Theo điều tra của Công ty TV Plus, sau một năm triển khai CVĐ, đến nay đã có gần 60% NTD quan tâm đến hàng Việt, trước đó chỉ có 23%; số lượng, chủng loại hàng Việt trong các siêu thị đã chiếm khoảng 70-80%...

Tuy nhiên, theo nhận định của Sở Công thương, việc đưa hàng về nông thôn vẫn còn một số hạn chế. Tại nhiều địa phương, việc tổ chức hội chợ, triển lãm chưa thu hút được những DN có thương hiệu mạnh, chưa kết nối được giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng, chỉ dừng lại ở trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn một số ít DN đưa hàng tồn kho về nông thôn để tiêu thụ. Nhiều mặt hàng mẫu mã không đẹp, chất lượng chưa bảo đảm nhưng có giá cao...

Ông Đào Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ cho biết, CVĐ không chỉ nâng cao ý thức trách nhiệm của DN với NTD, mà còn tạo điều kiện cho DN mở rộng thị trường nội địa, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, bảo đảm an sinh xã hội. Thời gian tới, thành phố tiếp tục động viên các DN tích cực ứng dụng khoa học công nghệ mới, phát triển sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng có giá thành phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hà Nội sẽ mở rộng hệ thống phân phối đến gần hơn với NTD, trong đó chú trọng địa bàn nông thôn. Giải pháp nữa là chú trọng thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm gắn với biện pháp bình ổn giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhằm phát hiện hành vi sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần bảo vệ DN sản xuất - kinh doanh chân chính, bảo vệ NTD.
 
 
                                                                   Theo HaNoiMoi

Các tin khác

Thị trấn Lương Sơn từng bước đô thị hóa trung tâm thị trấn.
Khách hàng gửi tiết kiệm USD tại Eximbank.
Đặt cọc lãi suất cao, nhà đầu tư khỏi cần lên sàn
Không có hình ảnh

Nhập khẩu lúa gạo từ Campuchia

Liên tục vài tuần qua trên tuyến biên giới Tây Nam từ Kiên Giang đến An Giang, Đồng Tháp, lượng lúa nhập khẩu từ Campuchia tăng mạnh.

Nông dân xã Bình Hẻm được mùa sắn cao sản

(HBĐT) - Trước năm 2010, diện tích trồng sắn của xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) chỉ đạt từ 80 - 100ha, sản lượng đạt 8 - 10 tấn/ha, giá cả bấp bênh. Cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, thu nhập bình quân của xã là 4,8 triệu đồng/người/năm. Trước những khó khăn về kinh tế, tận dụng diện tích đất từ các đồi keo còn nhỏ, đồi rừng mới thu hoạch, đất còn trống, bà con đã mạnh dạn đưa giống sắn cao sản về trồng và bước đầu đã thu được hiệu quả.

Toàn tỉnh có 233 con trâu, bò bị chết rét

(HBĐT) - Theo số liệu của Chi cục Thú y, đến 18h ngày 13/1, toàn tỉnh đã có 233 con trâu, bò bị chết rét, chủ yếu là trâu, bò già, bê, nghé non.

Cho phép tham gia rộng rãi trong xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 44/2010/TT-BCT quy định chi tiết một số điều tại nghị định ra ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2011.

Tết đến, lo nghẽn ATM!

Liệu năm nay, người tiêu dùng có phải chạy đôn chạy đáo để rút được tiền từ máy ATM phục vụ mua sắm Tết dù các ngân hàng khẳng định đã lên phương án chống nghẽn mạng ATM?

Giá thực phẩm tăng do thời tiết rét đậm

Thời tiết rét đậm kéo dài đã khiến nhiều loại thực phẩm tại Hà Nội tăng mạnh. Giá rau xanh hiện đã tăng 20-50%, các loại thịt tăng 5-10% so với đầu tháng 1.2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục