Công ty Sông Đà - Thăng Long đang tập trung thi công KCN bờ trái sông Đà.

Công ty Sông Đà - Thăng Long đang tập trung thi công KCN bờ trái sông Đà.

(HBĐT) - Khu công nghiệp bờ trái sông Đà có diện tích 86 ha, trong đó có 50 ha đã đã giao cho các doanh nghiệp triển khai dự án SX-KD. Còn lại 36 ha do Công ty Sông Đà - Thăng Long đang triển khai đầu tư hạ tầng.

 

Phó GĐ Chi nhánh Sông Đà - Thăng Long Đặng Huy Toàn cho biết: Công ty khởi động dự án từ tháng 8/2009, thi công từ tháng 11/2010. Hiện nay, Công ty đã chi trả tiền GPMB được 14,35 ha với tổng giá trị hơn 41,7 tỷ đồng, tập trung quyết liệt thi công đáp ứng 70% hạng mục san nền và 30% hạng mục đường giao thông, thoát nước cũng như các công trình khác, đã chuẩn bị được khoảng 15 ha đất sạch để thu hút đầu tư. Công ty đặt mục tiêu đến hết năm 2011 có 17 ha đất sạch và đến năm 2012 sẽ cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN bờ trái sông Đà. Tuy nhiên, trong quá trình thi công vẫn còn một số hộ dân chưa nhận tiền và một số lý do khác ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Để giải quyết dứt điểm khó khăn trong GPMB, mới đây, TPHB đã quyết định phê duyệt phương án bồi thường GPMB công trình đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp đợt 3. Trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và Công ty Sông Đà - Thăng Long, hộ gia đình ông Nguyễn Quang Tuấn đã chính thức hợp tác, nhận tiền đền bù GPMB, tạo điều kiện cho đơn vị thi công tuyến cống thoát nước. Như vậy đã giải quyết được 1/5 điểm khó khăn nhất trong GPMB của dự án. Hiện nay còn 4 điểm là hộ ông Đào Mạnh Thịnh sử dụng đất lò gạch do UBND phường Hữu Nghị quản lý đã hết thời hạn thuê từ năm 2008 đang kiến nghị đền bù tài sản trên đất và hỗ trợ cải tạo đất. Hộ ông Hà Văn Lanh xây dựng nhà trên bãi bê tông do UBND phường quản lý không chịu di dời, đòi hỗ trợ nhà ở và nâng mức hỗ trợ. Hộ bà Lê Kim Huệ chưa nhất trí với phương án hỗ trợ do diện tích đất thu hồi và loại đất thu hồi. Hộ ông Đinh Xuân Hồng tranh chấp quyền sử dụng đất với hộ ông Phan Văn Thanh. Hội đồng đền bù GPMB và chủ đầu tư đã xây dựng phương án giải quyết những khó khăn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng KCN bờ trái sông Đà. Cụ thể: đối với hộ ông Đào Mạnh Thịnh và ông Hà Văn Lanh sẽ mời lên nhận tiền lần cuối, tổ chức cưỡng chế theo quy định nếu không di dời. Đối với hộ gia đình ông Hồng và ông Thanh sẽ xác định rõ nguồn gốc đất để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ. Đối với gia đình bà Lê Kim Huệ đang tổ chức đo đạc xác định rõ nguồn gốc đất cần đền bù, giải phóng theo quy định pháp luật.

 

Ông Đỗ Hải Hồ, Trưởng BQL các KCN tỉnh cho biết: Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, BQL các KCN và các sở, ngành, chức năng đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền, nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ GPMB, hỗ trợ nhà đầu tư hạ tầng triển khai đầu tư các KCN, tăng cường xúc tiến đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, phấn đấu hết năm 2011 sẽ có khoảng 50 ha đất sạch tại các KCN trong tỉnh để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

 

                                                                                 Lê Chung

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục