Chính phủ đang cân nhắc thời điểm và mức độ điều chỉnh giá điện. Ngày 1-12, Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì.

Chưa đủ điều kiện giảm giá xăng dầu

Trước đó, tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định giá điện năm 2012 sẽ tăng trong biên độ trên 10% nhưng bảo đảm thấp hơn mức tăng 15,28%. Mức tăng này được Bộ trưởng Vương Đình Huệ đánh giá là “tăng có kiềm chế”, chưa tính đúng, tính đủ chi phí giá thành sản xuất điện nhằm bảo đảm nền kinh tế không bị sốc. Mức tăng và thời điểm tăng giá sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trả lời câu hỏi của báo giới về việc tăng giá điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Vượng cho biết: “Từ năm 2012, Chính phủ cố gắng điều hành giá điện theo cơ chế thị trường, thể hiện ở Quyết định 24 cho phép điều chỉnh giá điện theo thông số đầu vào. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ vẫn đang cân nhắc thời điểm và mức độ điều chỉnh giá điện, chưa có quyết định cụ thể”.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam bổ sung không phải từ năm 2012, giá điện mới được điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mà lộ trình này đã được thực hiện từ vài năm trước. Như vậy, sẽ tránh được khả năng tăng giá sốc trong năm 2012.

Liên quan đến giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định giá xăng dầu thế giới gần đây có dấu hiệu giảm nhưng tính bình quân 30 ngày nhập khẩu thì chỉ mặt hàng xăng A92 có lãi 288 đồng/lít, các mặt hàng xăng dầu khác đều lỗ. Nếu có giảm giá xăng, mức giảm cũng rất thấp nên liên bộ Tài chính – Công Thương đã thống nhất quyết định tăng mức trích quỹ bình ổn đối với xăng A92 thêm 250 đồng/lít để có nguồn lực bình ổn giá khi thị trường có biến động vì tồn quỹ bình ổn hiện nay không còn nhiều. Các mặt hàng khác vẫn giữ nguyên giá bán và được phép xả quỹ bình ổn từ 900-1.000 đồng/lít tùy loại để bù đắp một phần chi phí.

Đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa 573 DNNN

Đáng lưu ý là tại cuộc họp thường kỳ tháng 11-2011, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về 3 đề án quan trọng, gồm đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (NH) thương mại, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và tái cơ cấu đầu tư.

Mục đích của việc tái cơ cấu hệ thống NH là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, quản trị tốt hơn để không còn NH yếu kém kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Quá trình cổ phần hóa, sáp nhập NH được thực hiện trên cơ sở tự nguyện theo đúng luật pháp và bảo đảm quyền lợi người gửi tiền.

Trình bày đề án trước Thường trực Chính phủ, Thống đốc NH Nhà nước đã nhận định có 5% NH thuộc diện yếu kém. Con số này cũng đã được báo cáo tại diễn đàn Quốc hội vừa qua nhưng tại cuộc họp báo này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết việc công bố danh sách các NH yếu kém là không nên vì đó chưa hẳn là biện pháp tốt. “Nếu dư luận xã hội đồn đoán NH A, NH B nằm trong số 5% thì người dân cứ yên tâm vì cơ quan quản lý Nhà nước đã nắm rõ “sức khỏe” của các NH và đang có biện pháp can thiệp tích cực để những NH này mạnh lên, bảo đảm không đổ vỡ và không ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền cũng như của nền kinh tế” - Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định.

Đối với đề án sắp xếp DNNN, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn cho biết từ nay đến năm 2015, sẽ tiến hành đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa 573 DNNN, trong đó có 1 tập đoàn, vài chục tổng công ty 90-91 và các DN trực thuộc bộ, địa phương. Quá trình này không chỉ phụ thuộc vào cơ chế, chính sách mà còn phụ thuộc vào tình hình phục hồi kinh tế.

Cũng tại cuộc họp báo, Phó Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến không khẳng định chủ trương lãi suất sẽ được đưa về mức 12% như tin đồn nhưng cũng không bác bỏ. “Lạm phát đang giảm dần nhưng vẫn ở mức cao cùng với mục tiêu giảm lạm phát ở mức một con số vào năm 2012 là cơ sở để điều hành giảm lãi suất dần nhưng giảm mức độ nào cần đánh giá thận trọng theo tính bền vững của tốc độ giảm CPI, bảo đảm lợi ích người gửi tiền và khả năng huy động được vốn của NH” -  ông Nguyễn Đồng Tiến nói.
 
                                                                    Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác


Giúp doanh nghiệp vượt khó khăn

Kết quả khảo sát vừa được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) công bố cho thấy các doanh nghiệp đang phải trải qua một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Hàng loạt kiến nghị, đề xuất mang tính cấp bách từ cộng đồng doanh nghiệp cũng đã được đề xuất, hướng đến tháo gỡ các nút thắt ngay trước mắt nhằm củng cố niềm tin và gia tăng nội lực để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn nhiều thách thức hiện nay.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại, điện tử

(HBĐT) - Theo đánh giá của ngành Công Thương, trong 3 năm qua, thương mại nội tỉnh giữ vững đà tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội trong giai đoạn 2021 - 2023 đạt khoảng 17,96%.

Phát triển sản phẩm OCOP để nâng giá trị nông sản địa phương

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Đà Bắc đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế để xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị các nông sản đặc trưng.

Dự án khu đô thị Mường Khến Heritage: Chủ đầu tư cam kết đảm bảo quyền sở hữu lâu dài, pháp lý an toàn

(HBĐT) - Thời gian qua, dư luận xã hội xuất hiện thông tin dự án khu đô thị (KĐT) Mường Khến Heritage tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) do Công ty TNHH KĐT Mường Khến làm chủ đầu tư (CĐT); đơn vị phát triển dự án là Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) có dấu hiệu không trung thực (lừa dối), khi giới thiệu dự án ghi đất sử dụng lâu dài, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là đất có thời hạn sử dụng 50 năm...

Gala kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Tối 28/5, Hội Doanh nghiệp trẻ (HDNT) tỉnh tổ chức Gala kỷ niệm 20 năm thành lập Hội (2003 - 2023). Tham dự về phía T.Ư có các đồng chí: Hoàng Bình Quân, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và các đồng chí Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Giảm tiếp lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Lãi suất điều hành vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm thêm 0,5 điểm phần trăm, tạo cơ sở giảm tiếp lãi vay. Mặc dù lãi suất cho vay đang có động thái giảm, nhưng thực tế vẫn ở mức cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục