Việt Nam xuất khẩu gỗ nguyên liệu qua Trung Quốc và nhập khẩu lại bàn ghế thành phẩm (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: D.Đ.M

Việt Nam xuất khẩu gỗ nguyên liệu qua Trung Quốc và nhập khẩu lại bàn ghế thành phẩm (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: D.Đ.M

Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng, Việt Nam nhập của Trung Quốc hơn 19,5 tỉ USD các loại hàng hóa; chiếm khoảng 1/4 (84,6 tỉ USD) tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

 

Nhóm hàng mà Việt Nam nhập của Trung Quốc trên 1 tỉ USD gồm: 2,3 tỉ USD vải; 1,7 tỉ máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; 1,3 tỉ điện thoại các loại và linh kiện; 1,2 tỉ sắt thép; 1 tỉ xăng dầu. Đáng chú ý là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng được nhập từ Trung Quốc lên tới 4,1 tỉ USD, so với các thị trường khác như Nhật Bản là 2,2 tỉ; Hàn Quốc 1 tỉ; Đức 826 triệu; Mỹ 640 triệu. Trong khi, máy móc giá rẻ Trung Quốc được các chuyên gia cảnh báo không phải là công nghệ nguồn, lạc hậu và khả năng gây ô nhiễm cao.

Như vậy, thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta trong 10 tháng năm 2011 vẫn tiếp tục là Trung Quốc. Thống kê sơ bộ cho thấy kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2010. Với hơn 19,5 tỉ USD nhập hàng Trung Quốc, trong khi xuất đạt 8,5 tỉ USD đã khiến nhập siêu từ nước láng giềng lên 11 tỉ USD. Con số này cao hơn tổng nhập siêu của Việt Nam trong 10 tháng từ tất cả các thị trường là 8,4 tỉ USD, chênh lệch 2,6 tỉ USD.

Nhập siêu Trung Quốc tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp trong nước cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, việc này cũng không đơn giản. Đơn cử nông sản là thế mạnh của Việt Nam nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng. Cụ thể hàng thủy sản, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh và Chế biến thủy sản Việt Nam (Vasep), cho rằng kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD trong 10 tháng vào Trung Quốc vẫn còn quá nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản dự báo lên tới 6 tỉ trong năm nay. Thời gian tới, nên tập trung vào đường chính ngạch thì xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh.

Theo các doanh nghiệp, có nhiều cách để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc và phải được thực hiện đồng bộ. Trong đó, cách hiệu quả nhất hiện nay là tăng cường xuất khẩu vào thị trường này để dần kéo gần lại sự chênh lệch giữa xuất và nhập. Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho rằng khả năng hàng hóa của ta vào thị trường Trung Quốc là trong tầm tay, nhiều doanh nghiệp như Bita’s, Vinamit… đã có chân chắc chắn ở đây.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng những con số thống kê về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thể hiện nền kinh tế của chúng ta đang bất ổn. Mọi nỗ lực để đạt xuất siêu với nhiều thị trường như Mỹ, châu Âu… đều phải bù vào thâm hụt ở thị trường Trung Quốc. Tổng nhập siêu cả nước thấp hơn so với nhập siêu từ Trung Quốc là vậy. Ngoài ra, cùng với tăng trưởng nhập khẩu cao, chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế Trung Quốc.

Quan hệ thương mại giữa ta và Trung Quốc còn bất ổn ở chỗ, Việt Nam xuất khẩu than qua Trung Quốc thì ngay lập tức nhập khẩu điện, xuất khẩu mủ cao su nguyên liệu và nhập lại vỏ ruột xe, xuất khẩu gỗ và nhập lại bàn ghế… Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc mà chúng ta có thể tự làm được, vì giá cả của họ rẻ hơn. “Đây là những vấn đề cần cảnh báo và là thách thức lớn của nền kinh tế, cần có một chiến lược, lộ trình lâu dài để giảm nhập siêu từ Trung Quốc chứ không thể buông như vậy được”, ông Lê Đăng Doanh nói thêm.

 

                                                              Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục