Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trước thông tin một số doanh nghiệp đầu mối đang đề nghị tăng giá xăng dầu từ 1.000-1.300 đồng/lít, lãnh đạo Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương cho hay, phương án giảm thuế cũng là một trong những công cụ điều tiết nếu xăng dầu tiếp tục nóng.

 

Tại buổi họp báo công tác tháng Tám do Bộ Công Thương tổ chức chiều 10/9, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trưởng trong nước cho biết, liên bộ Tài chính - Công thương đang theo dõi rất sát sự biến động của giá xăng dầu thế giới.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã có 6 lần tăng với tổng mức tăng là 5.400 đồng/lít đối với xăng và 3.150 đồng/lít đối với dầu diezen. Trong khi đó, chiều giảm giá cũng là 5 lần giảm, trong đó xăng là 3.200 đồng/lít và tổng mức giảm của dầu diezen là 2.000 đồng/lít.

Sau khi điều chỉnh ngày 28/8, xăng Ron 95 tại vùng 1 của Petrolimex là 24.150 đồng/lít, xăng Ron 92 là 23.650 đồng/lít; dầu diesel 0,05s là 21.850 đồng/lít; dầu hỏa là 21.850 đồng/lít; dầu mazút 3,0s không đổi là 18.950 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo ông Quyền, chính phủ tiếp tục kiên định việc điều hành mặt hàng này theo thị trường để tránh bị bóp méo.

"Trong hai lần điều chỉnh mới đây, liên bộ đã sử dụng quỹ bình ổn thậm chí doanh nghiệp không cộng thêm 300 đồng lợi nhuận định mức để giữ mức tăng hợp lý," ông Quyền nói.

[220 cửa hàng xăng dầu đóng cửa trong 2 đợt tăng giá]

Hiện nay, nguồn quỹ bình ổn vẫn đang âm ở một số doanh nghiệp. Tổng số dư của quỹ mới chỉ ở mức 500 tỷ đồng và chỉ tập trung ở một vài doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, đợt tăng giá ngày 28/8, quỹ này đã phải xả ra 300 đồng/lít cho dầu và 500 đồng/xăng.

Còn thuế nhập khẩu xăng thời điểm này vẫn giữ ở mức 12%, trong khi đó ba-rem thuế quy định ở mức 20%. Tương tự, mức thuế nhập khẩu các mặt hàng dầu cũng đều nằm trong khung đã định.

"Khi càng khó khăn chia sẻ của nhà nước càng lớn, nhưng sẽ theo cơ chế thị trường và nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ," ông Quyền nhấn mạnh.

Liên quan đến việc xử lý các cây xăng găm hàng chờ tăng giá thời gian vừa qua, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho biết, trong 2 đợt gần đây nhất có 220 cửa hàng cắt giảm thời gian bán hàng; trong đó có 136 cửa hàng ngừng bán hàng theo lời khai ban đầu là hết xăng dầu.

Hiện Cục đã yêu cầu 33 chi cục quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra các doanh nghiệp trên, tập trung vào các nội dung sau: Hợp đồng bán lẻ từ đầu năm, hóa đơn xuất nhập xăng dầu, mức chiết khấu của đại lý, thời gian bán hàng...

"Sắp tới, cục quản lý thị trường sẽ thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành gồm công an, quản lý thị trường, vụ thị trường trong nước đi các địa phương và cuối tháng Chín sẽ có kết quả xử lý các vi phạm," ông Lam nói./.

 

                                                                    Theo TTXVN

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục