Sau Tết, hoạt động của các chợ nhộn nhịp trở lại (ảnh tại chợ Nghĩa Phương - TPHB).

Sau Tết, hoạt động của các chợ nhộn nhịp trở lại (ảnh tại chợ Nghĩa Phương - TPHB).

(HBĐT) - Kể từ mồng 3 Tết trở đi, không khí mua bán ở các chợ trên địa bàn đã bắt đầu nhộn nhịp. Hoạt động của các chợ diễn ra chủ yếu ở khu dành riêng bán rau, củ quả và thực phẩm. Tại một số chợ, rau xanh, hoa quả, hàng cá, hàng thịt họp thành dãy ngay sát các trục đường để người tiêu dùng tiện ghé vào mua.

 

Khảo sát tại các điểm chợ chính của thành phố Hòa Bình, giá một số loại thực phẩm tươi sống như sau: thịt bò 250.000 đồng/kg, cá trắm 80.000 đồng/kg, tôm 300.000 đồng/kg, ngao 30.000 đồng/kg. Đối với rau xanh các loại như cần, cải, muống... có mức giá bình quân 6.000 đồng/bó. So với thời điểm giáp Tết nguyên đán, giá cả tăng nhẹ từ 5.000 – 10.000 đồng/kg đối với thực phẩm tươi sống và khoảng 1.000 đồng/bó đối với rau xanh. Cũng theo quan sát của chúng tôi, lượng rau xanh, thực phẩm tuy chưa dồi dào, chủ yếu do nông dân tự mang ra chợ bán hoặc buôn bán, cung ứng nhỏ lẻ nhưng không vì thế mà kém phần phong phú, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

 

Bà Bùi Thị Cậy – một người bán rau ở chợ Phương Lâm (TPHB) cho biết: Từ Tết đến giờ, bà,  mỗi buổi sáng cắt khoảng 30 – 40 bó rau, chậm nhất cũng chỉ đến 10 giờ rưỡi sáng là bán hết vèo. Bà quan niệm, bán hàng mấy ngày này chủ yếu để lấy may, chứ dịp đầu xuân, năm mới cái chính vẫn là vui chơi, quây quần cùng với con cháu, gia đình. Dịp Tết năm nay, thời tiết khá đẹp, nhiều gia đình chuộng các món lẩu để thay đổi khẩu vị. Anh Nguyễn Tiến Hùng ở tổ 17, phường Chăm Mát (TPHB) cho biết: Món khoái khẩu nhất với gia đình anh trong mấy ngày qua là lẩu. Có lẽ lẩu vừa dễ chế biến, có thêm các loại rau đi kèm, vừa thấy ngon, không ngấy và đỡ xót ruột nên rau xanh, thực phẩm thời điểm này càng trở nên đắt hàng.

 

Các hàng hoa quả đã lác đác mở hàng, song lượng nhập mới còn ít, chủ yếu là hoa quả còn tồn từ trước Tết, bảo quản được lâu dài như dưa hấu, táo, cam, thanh long, củ đậu... Giá các loại hoa quả vẫn cao tương đương với dịp trước Tết, đơn cử dưa hấu 25.000 đồng/kg, thanh long 50.000 đồng/kg, măng cụt 30.000 đồng/kg. Nhiều ki ốt, sạp hàng chuyên bán tạp hóa, cửa hàng, đại lý hay thực phẩm, lương thực vẫn chưa sẵn sàng kết thúc kỳ nghỉ lễ dài ngày. Kể cả với các loại thực phẩm, rau xanh đang có sức mua tập trung như hiện nay, việc bán buôn cũng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu của một bộ phân người dân. Về tình hình giá cả thị trường sau Tết tăng nhẹ, đa số người tiêu dùng nhận định đây cũng là điều dễ hiểu, hơn nữa mức tăng không đột biến và chỉ tập trung vào những mặt hàng có nhu cầu lớn.

 

Bắt đầu từ ngày mùng 9, 10 trở đi, khi kỳ nghỉ Tết kết thúc, mọi hoạt động trở lại bình thường, hoạt động của các chợ cũng không ngoại lệ. Những hộ kinh doanh, bán buôn đã bắt đầu mở hàng lại. Tình hình thị trường, giá cả được bình ổn như trước theo xu hướng tự điều chỉnh phù hợp, đồng thời hoạt động bán, mua tiếp tục đi vào ổn định như trước.

                                                               

 

                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục