Năm 2012, ông Hùng dự tính thu hoạch từ vườn bưởi khoảng 600-700 triệu đồng.

Năm 2012, ông Hùng dự tính thu hoạch từ vườn bưởi khoảng 600-700 triệu đồng.

(HBĐT) - Nhiều người không giấu được sự ngạc nhiên khi nghe nói đến một cây bưởi có thể cho tới 600 quả. Đó là cây bưởi nhiều quả nhất trong mảnh vườn rộng 4.500 m2 của ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc). Bên cạnh đó, các cây bưởi khác đều được khoảng 200 quả/cây. Từ lâu, nhà ông Hùng đã nổi tiếng với vườn cây quả sum suê. Căn nhà nhỏ của vợ chồng ông Hùng được bao bọc bởi một màu xanh mướt của cây cối và mùi hương của hoa trái.

 

27 năm làm vườn

 

Đưa chúng tôi ra thăm cây bưởi 600 quả, ông Hùng hồ hởi: bí quyết để cho ra đời những cây bưởi sai trĩu quả cần phải tâm huyết với cây. Việc áp dụng KH-KT vào trong trồng trọt cũng là yếu tố quan trọng tạo nên danh tiếng cho những quả bưởi nhà ông hôm nay. Bên cạnh giống bưởi sai quả đang trồng, ông Hùng cũng đang phát triển giống bưởi mới có thể cho năng suất 8-12 kg/quả và giống thanh long ruột đỏ của Thái Lan.

 

Sinh năm 1935, suốt thời trai trẻ ông gắn liền với cây súng bảo vệ đất nước. Đến năm 1974, sau khi bị thương, ông rời quân đội chuyển về làm lái xe cho Tỉnh ủy rồi về Huyện ủy, đến năm 1985, ông Hùng nghỉ hưu. Những năm 1990 - 1991, ông Hùng là một trong những người tiên phong của xã Thanh Hối hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc. Gần 12 ha đồi hoang được ông kiên trì khai phá. Tuy nhiên, cuộc sống của hai vợ chồng với đồng lương ít ỏi khiến ông quyết định bắt tay vào làm kinh tế để thay đổi cuộc sống. Với mảnh vườn chỉ rộng chưa đầy 1 ha, ông trồng vào đó mía tím, mơ, mai, mận, vải... kết hợp nuôi lợn, gà để mở rộng nguồn thu. 27 năm gắn bó với nghiệp làm vườn, ông không bao giờ quên vụ gừng trâu thất bại năm 1993. Trầy trật tích cóp, thậm chí phải đi vay mượn ngân hàng, ông có được 28 triệu đồng trong tay dốc hết vào cây gừng trâu, để rồi cuối vụ chất đống dưới chân đồi sau nhà, không thu được một đồng vốn.

 

Không cam chịu thất bại, ông lại đứng dậy bắt tay vào trồng những giống cây khác. Năm 1994, ông được lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện cho tham gia làm hội viên CLB làm vườn Trung ương. Tham quan học hỏi nhiều nơi đã giúp ông rút ra được kinh nghiệm quý báu để tìm ra giống cây trồng thích hợp. Là người nhạy bén trong thay đổi cơ cấu cây trồng, ông không ngừng thử nghiệm để tìm ra giống cây trồng cho hiệu quả cao nhất, có thể cạnh tranh trên thị trường. Từ ngày làm vườn, ông chịu khó đi nhiều nơi như Phú Thọ, Hà Nội... thậm chí sang cả Thái Lan để học hỏi mô hình hoạt động của các nơi sản xuất.

 

Giống bưởi sai quả

 

Bưởi nhà ông Hùng chẳng kém gì bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ) hay bưởi Năm Roi của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những trái bưởi to tròn, vàng ươm, tép bưởi căng mọng, múi đỏ tươi như gấc, vị ngọt mát. Nếu bưởi Diễn sau khi ăn xong hơi có vị hăng nơi cổ họng thì bưởi nhà ông để lại vị thanh, lành.

 

Cách đây 10 năm, trong chuyến về thăm quê ở thôn Chẹ (Khánh Thượng, Ba Vì - Hà Nội) ông may mắn tìm ra giống bưởi này. Nơi đây trước kia có đồn điền của Pháp. Sau giải phóng, Lâm trường Ba Vì về tiếp quản, khi ấy có rất nhiều cây như cau, cam, quýt, bưởi... nhưng bị phá bỏ rất nhiều chỉ còn lại hai cây bưởi. ông ăn thấy ngon nên chiết đem về trồng thử. Giờ có hỏi ông đó là giống bưởi gì, ông cũng lắc đầu cười trừ: “Tôi cũng không biết phải gọi là bưởi gì nữa, dân trong vùng cứ gọi nôm na tên tôi vào đó thành bưởi ông Hùng. Hiện nay, trong vườn nhà ông có 140 cây bưởi, trong đó hơn chục cây 10 năm tuổi, gần 60 cây 5 năm, còn lại là các cây 3 - 4 năm tuổi. “Lứa cây non nhất đang bói quả và bắt đầu từ năm sau sẽ cho hiệu quả kinh tế không kém gì các lứa trước” - ông Hùng hào hứng chia sẻ - “Kỷ lục trong vườn nhà tôi là cây bưởi 10 năm tuổi cho ra 600 quả. Trong vườn có hơn chục cây cùng tuổi đời, nhưng cây đó sai nhất”. Hiện, giá bán loại bưởi da xanh là 60.000 đồng/quả và bưởi đỏ là 40.000 đồng/ kg. Khách mua chủ yếu ở Hà Nội, Quảng Ninh. Dịp Tết, bưởi nhà ông càng đắt hàng vì người ta chọn làm quà biếu. Một số khách hàng ở Phú Thọ, Bắc Giang đến tham quan vườn bưởi nhà ông thấy thích đã đặt mua giống cây ghép chiết. Mỗi cây giống ông  bán với giá 50.000 đồng/ cành, khách muốn mua số lượng nhiều hơn, ông đều có hợp đồng rõ ràng. Năm 2011, thu nhập từ vườn bưởi của gia đình ông đạt 260 triệu đồng. Năm 2012 hứa hẹn thu nhập cao gấp đôi. 

 

 

                                                                                 Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục