Ngã ba Mãn Đức nối liền QL6 và 12B được đầu tư nâng cấp.

Ngã ba Mãn Đức nối liền QL6 và 12B được đầu tư nâng cấp.

(HBĐT) - Ngã ba Mãn Đức, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) nối liền giữa đường 12B và QL6, là con đường giao thông huyết mạch quan trọng nối Thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với vùng Tây Bắc và thượng Lào. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ngã ba Mãn Đức là điểm dừng chân của các đoàn xe vận tải vũ khí, hàng hóa ra chiến trường, nơi giao lưu, trung chuyển hàng hóa được đưa về từ các nước bạn như Lào, Campuchia. Người dân khi đó đã gọi ngã ba Mãn Đức là “ngã Ba Đông Dương”.

 

Năm nay tuy đã ngoài 80 tuổi nhưng ông Bùi Văn Kim, Tiểu đội trưởng Trung đoàn 12 - Tây Tiến vẫn nhớ về kỷ niệm một thời ông cùng các đồng đội tham gia bảo vệ tại ngã ba Mãn Đức, ông cho biết: Ngã ba Mãn Đức là địa bàn trọng yếu của quân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của xã Mãn Đức lúc bấy giờ là đảm bảo an toàn cho các cơ quan, đơn vị cất giấu phương tiện, tài liệu. Thực hiện chủ trương đó, lãnh đạo xã, ban công an, thôn, đội đã xây dựng phương án, tổ chức dân quân tuần tra, canh gác liên tục suốt ngày đêm. Do vậy, đường 12A và QL6 qua xã Mãn Đức trở thành tuyến đường vận chuyển tiếp vũ khí, lương thực, thực phẩm ra mặt trận.

Sau gần 25 năm ngày thành lập thị trấn, con đường giao thông chính tại ngã ba thị trấn Mường Khến nằm cắt ngang QL6 và QL12B đã được rải nhựa, lòng đường thông thoáng, rộng mở. Ngã ba thị trấn Mường Khến trước kia một thời được mệnh danh là “ngã ba Đông Dương”, nay đã đổi khác nhiều.

Tháng 3/2013, thị trấn Mường Khến kỷ niệm 25 ngày thành lập, chia vui với chúng tôi, đồng chí Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: Là người được phân công nhiệm vụ về làm việc tại thị trấn từ năm 1989 đến nay, tôi thấy trong công cuộc xây dựng, phát triển thị trấn, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của thị trấn vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhiều chỉ tiêu, các lĩnh vực đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, thu nhập bình quân hiện tại đã đạt trên 21 triệu đồng/người/năm. Công tác đảm bảo ANTT được lãnh đạo thị trấn quan tâm và chỉ đạo sát sao, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng - chống tội phạm TNXH, ma túy được đẩy mạnh. Công tác quản lý hành chính, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu được thị trấn hết sức coi trọng. Tại mỗi xóm, KDC đều có các điểm khai báo tạm trú, tạm vắng và được duy trì hoạt động tốt. Nâng cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong giáo dục con em không mắc các TNXH. Khi mới thành lập thị trấn, trên địa bàn có gần 100 đối tượng mắc các TNXH, trong đó, người ở các tỉnh khác chiếm trên 40%, đến hết năm 2012, trên địa bàn còn có 11 đối tượng nghiện hút và mắc TNXH thuộc diện quản lý của Ban Công an thị trấn. ANTT được giữ vững, tình hình KT-XH, đời sống văn hóa của người dân cũng đang thay đổi từng ngày. Về phát triển KT-XH trên địa bàn trong năm qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Thường trực Đảng ủy thị trấn, UBND  thị trấn đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình. Về phát triển thương mại, dịch vụ, CN-TTCN trên địa bàn thị trấn có gần 50 đơn vị kinh doanh, dịch vụ, nâng tổng giá trị cả năm lên gần 11 tỉ đồng, đạt 106% KH. Đời sống văn hóa, thể thao luôn được duy trì và phát triển. Đến nay, trên địa bàn thị trấn  đã có 7 CLB TD-TT, 7 làng văn hóa, 915 hộ được công nhận gia đình văn hóa.

 

Đồng thời với việc tổng kết công tác trong năm qua, phong trào thi đua của năm tới được phát động sâu rộng trong nhân dân. Đảng ủy thị trấn tổ chức ký quy ước thi đua với Ban công an thị trấn, các hội, đoàn thể MTTQ, CCB, nông dân, ĐTN, các tổ dân phố, KDC 3 an toàn. CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” được nhân dân hưởng ứng tích cực góp phần bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, TNXH, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền yên tâm làm ăn phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.

 

                                                                         Quý An

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục