Thăm và thưởng thức sản phẩm cam sạch Cao Phong là trải nghiệm thú vị đối với du khách trong và ngoài nước.

Thăm và thưởng thức sản phẩm cam sạch Cao Phong là trải nghiệm thú vị đối với du khách trong và ngoài nước.

(HBĐT) - Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Phạm Văn Long cho biết: Có thể khẳng định, huyện Cao Phong có 2 lợi thế cạnh tranh là sản xuất nông nghiệp hàng hóa với 2 sản phẩm chủ lực là mía, cam và du lịch dịch vụ. Xác định như vậy nên nhiều năm nay, Cao Phong không say sưa với câu chuyện các dự án phát triển công nghiệp mà tập trung triển khai các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế so sách đặc thù này để tạo sự phát triển riêng và bền vững.

 

Thứ nhất, về sản xuất nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ canh tác của người dân là lợi thế canh tranh đang được chứng minh sinh động. Giá cá lên xuống nhưng người dân Cao Phong dư dả từ mía và cam. Đặc biệt mấy năm nay, dân Cao Phong đổi đời mạnh mẽ. Huyện có nhiều cái nhất nhất, nhiều tỷ  phú nhất, nhiều ô tô nhất. Cao Phong đang sở hữu 1.500 ha cây có múi, chủ yếu là cam các loại, bưởi, chanh, sản lượng đạt 16.000 tấn, lớn nhất nước. Hiệu quả sản xuất khiến nhiều nơi phải mơ ước. Trung bình, thu nhập từ 600 triệu đồng/ha. Đặc biệt, khi sản phẩm cam Cao Phong được công nhận chỉ dẫn địa lý  cho sản phẩm Cam Cao Phong, đồng thời áp dụng KHKT sạch vào sản xuất, giá trị cam nâng lên rất nhiều, năm rồi hàng chục hộ gia đình tiếp cận với giá trị 1-1,5, có khi 2 tỷ đồng/ha. Người trồng cam, mía Cao Phong vì thế nằm trên cả đống tiền và giá trị gia tăng ngày càng cao. Không khắt khi về mức độ đầu tư, trình độ thâm canh như cây có múi, mía phù hợp với trình độ sản xuất của đa số người dân, nhưng cũng tạo nguồn thu lớn và là hướng phát triển kinh tế vững của nông dân Cao Phong. Cả huyện có tới 2.700 ha mía các loại, thu nhập tính ra 150-160 triệu đồng/ha, nhiều vùng như Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong thu tới 180-200 triệu đồng/ha. Huyện Cao Phong đang khai thác lợi thế này, quy hoạch, tiếp tục đầu tư thâm canh, xây dựng chợ đầu mối giới thiệu sản phẩm cam, mía, mở rộng liên kết đưa sản phẩm nông nghiệp đến với thị trường. Hiện nay, cam Cao Phong có 7 loại giống chủ yếu, thực hiện thu hoạch giải vụ nối tiếp được 9 tháng, tới đây sẽ áp dụng KHKT vào thâm canh kéo dài thời gian thu hoạch trong năm để nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

Thứ 2 là lợi thế so sánh để phát triển và khai thác tài nguyên du lịch của Cao Phong. Đó là địa bàn huyện tiện đường giao thông, không xa Hà Nội, địa hình đa dạng, chỗ như cao nguyên, chỗ núi non trùng điệp, lòng hồ mênh mang sông nước, truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời đang đem lại cảm nhận đẹp, khó phai mờ trong lòng khách du lịch muôn nơi. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều điểm du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh. Quần thể khu hang động núi Đầu Rồng nằm sát QL 6, thị trấn Cao Phong vừa được phát hiện với 11 hang động kỳ thú, được hình thành từ hàng trăm năm trước được xếp hạng quốc gia. Hang động núi Đầu Rồng muôn hình vạn trạng, tạo những bông hoa đá vừa kỳ ảo vừa cổ kính (thạch bàn… và là một trong những hang động đẹp khu vực phía Bắc. Kế bên là đền Bồng Lai vừa được đầu tư đem lại chuỗi khám phá tâm linh cho du khách. Điểm du lịch trên tuyến đường Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng cũng đã định hình. Khu căn cứa địa cách mạng chiến khu Thạch Yên, chùa Khánh, Quèn Ang đang được đầu tư. Sự tích “ Vườn hoa núi Cối” là câu chuyện tình đẫm nước mắt và đẹp như trong mộng giữa người cô gái người xuôi lên làm dâu ở xứ Mường, bản Mường Giang Mỗ bình yên trong khói chiều chơi vơi. Thung Nai- đền Bờ trên sông nước mênh mang, những nét văn hóa cồng chiêng, ẩm thực đặc sắc dân tộc trên đất Cao Phong đều mang lại những trải nghiệm thi vị sâu sắc. Từ một huyện thành công trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đến nay, Cao Phong đang khẳng định hình ảnh trong lĩnh vực du lịch với các lợi thế đặc thù đã và đang được “chăm sóc” khai thác. Lượng du khách đến với Cao Phong tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Phạm Văn Long chia sẻ: Tận dụng những lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp và du lịch dịch vụ, huyện đang huy động các nguồn lực đầu tư, tạo thành sự kết nối hạ tầng, xây dựng các tour, tuyến du lịch với những sản phẩm du lịch bản sắc Cao Phong, hy vọng trong tương lai gần, huyện Cao Phong là điểm đến lý tưởng cho bạn bè trong và ngoài nước.

 

 

                                                                                            

                                                                               LC

 

 

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục