(HBĐT) - Hiện nay trong dân gian Mường có tồn tại ít nhất 2 bản sự tích thuộc thể loại văn vần dân gian truyền miệng kể về nguồn gốc của Lúa Gạo. Mỗi bản có nội dung mang tính ngã rẽ khác nhau, về tên gọi cũng khác nhau. Bài văn vần Mo đeé Kảw - Mo Đẻ Gạo, được sử dụng trong Mo tang lễ kể chuyện đêm khuya. Bài văn vần Đỏn bôông Kơm tlải lọ - Đón bông cơm trái lúa được sử dụng trong các nghi lễ làm vía. Qua khảo sát của tác giả cả hai bản kể trên chủ yếu lưu truyền trong người Mường ở vùng Lạc Sơn và một số huyện khác. Trong văn bản công bố trong cuốn “Vốn cổ văn hóa Việt Nam, Đẻ đất - Đẻ nước” của Trương Sĩ Hùng - Bùi Thiện Nhà xuất bản (Nxb) Văn hóa Thông tin, Hà nội 1995. Cuốn “Lễ hội Đình Khênh“ của chính tác giả, Nxb Thời đại 2011 đều có bản sưu tầm về hai bài văn vần trên.

 

Tuy nhiên, trong  “Mo Mường Hòa Bình“  - UBND tỉnh Hoà Bình công bố tháng 10 - 2010. “Mo Mường”. Trong bộ 3 tập của Bùi Nợi, NXB Văn hóa Dân tộc năm 2012. Đây là hai bản Mo chủ yếu sưu tầm ở vùng Mường Bi, Tân Lạc, Hòa Bình, đều không có.

 

Tại sao lại xuất hiện hiện tượng trên, phải chăng việc canh tác làm ruộng ban đầu xuất hiện ở vùng Lạc Sơn, sau mới đến các vùng khác. Trong những đợt khai quật khảo cổ học ở hang xóm Trại, điểm di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình các nhà khoa học đã phát hiện những hạt thóc cổ có niên đại vạn năm.

 

Trong khi đó nội dung bài văn vần Đỏn bôông Kơm tlải lọ - Đón bông cơm, trái lúa kể về việc Vua Tu Dịt, Tu Dàng mường và dân sau trận đại hồng thủy bị nước cuốn mất sạch tài sản, đến nỗi nhà Vua ốm không có thóc, gạo để làm vía gọi các vong, vía lạc trở về. Dân Mường đã nhờ con chuột vàng, chuột đen lên trên Vua Trời xin giống lúa về để trồng, mới có cơm, gạo làm vía cho nhà vua. Từ đó, tục lấy gạo làm vật đi gọi vong, vía người đi lạc khỏi cơ thể và tục làm vía mới xuất hiện trong đời sống người Mường. Hay nói cách khác đây là sự tích kể về việc ra đời tục làm vía của người Mường.

 

Về Mo đeé Kảw - mo Đẻ gạo: Nội dung vắn tắt như sau: Chuyện kể rằng, ngày xưa có hai anh em chàng Tu Dịt, Tu Dèm là người chuyên đi săn bắn. Trong một chuyến đi săn, hai anh em bắn trúng một con thú lớn, mũi tên không trúng vào chỗ hiểm, khiến con vật bị thương chạy đi. Hai anh em lần theo vết máu con vật, những tưởng rằng sẽ đến lúc con vật chảy cạn hết máu trong cơ thể rồi ngã chết. Đi  từ trên vùng núi cao xuống vùng thấp, xuống vùng đồng bằng đầy sình lây, lau lách đến đây mất dấu vết máu. Mải tìm con thú ngoảnh lại mặt trời đã lặn xuống núi, hai anh em đành phải trú trong rừng qua đêm để hôm sau mới tìm đường về nhà.

Đang đêm ở trong rừng hai anh em nghe lũ ếch nhái, lũ côn trùng trò chuyện, kháo nhau:

- Chỗ này là suối/Chỗ kia là vũng, là khoang/

Tiếng Chằm lang bảo rằng: - Chỗ ấy nên ao thả cả/Cứ khai khẩn ra thành ruộng/Đào be bờ thành ao/Có ao hơn có vợt/Trông lúa nước hơn trồng lúa nương/Kẻ làm ruộng hơn kẻ làm nương/Làm nương ăn qua nhanh/Làm ruộng ăn suốt đời/Hết đời bố truyền đến đời con.

 

Nghe chuyện, hai chàng thợ săn cũng ngộ ra được nhiều điều. Sang hôm sau, chàng về kể lạu cho đức vua Dịt Dàng. Đức Vua anh minh, sáng suốt, ngài cho tập hợp dân Mường đi ngăn sông làm bai, khai khẩn đất sình lầy thành ruộng cấy lúa nước. Tiếp đến lại nhờ con chuột đen, chuột vàng đi vào thung lũng xa xôi để tìm được giống lúa về. Từ đó đến nay người Mường biết gieo cấy lúa nước. Để biết ơn con chuột, con người đành chấp nhận cho chúng ăn lúa ngoài đồng, hết vụ gặt chúng vào trong nhà tiếp tục cắn thóc, gạo.

 

Trong cả hai bài văn vần đều có chung một điểm là nhờ con chuột đen, chuột vàng, Mo đẻ  gạo nói chúng đi vào thung sâu, Mo đi đón bông cơm, trái lúa nói là chúng đi lên trời xin được   giống lúa về. Từ đo loài người mới có 40 giống lúa nước, 30 giống lúa nương.

 

Vấn đề ở đây ta thấy rất rõ hai nhân vật chuột được nhân cách hóa như con người, biết nói, cười, trả lời mọi câu hỏi, lý lẽ khá thông thái. Các giống chuột nói chung rất có hại với mùa màng của nông dân, chúng rất thích cắn lúa, hoa màu. Vậy tại sao người Mường lại chọn chuột làm con vật đi xin giống lúa? Cho đến ngày nay, họ vẫn tỏ ra mang ơn chúng qua việc nhắc đến chúng trong các nghi lễ Mo ? Vấn đề không đơn giản chỉ là nhân vật bịa ra để nói chơi, hẳn có một ẩn ý gì ở đây ?

 

Theo dân gian Mường, trên mặt đất này có rất nhiều giống chuột, phần nhiều chúng có lông màu tro, xám hay đen. Nhưng có một giống chuột màu lông màu vàng hay màu đen, chúng dặc biệt thích ăn lúa.

 

Từ đặc điểm trên theo giả thuyết của tôi, có lẽ hàng vạn năm trước thời tiền sử, con người đã nhận thấy giống chuột vàng ăn lúa hoang và mang chúng về hang, cho biết rằng đây là loài hạt cỏ không độc, thơm ngon. Có lẽ họ cũng đã thu hái lúa hoang về để ăn. Từ đó họ thuần dưỡng, chọn lọc tự nhiên, trải qua hàng nghìn năm đến thời sơ sử nghề trồng lúa nước mới hình thành.

 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông - Nam á: “Cách đây khoảng 10.000 năm, vùng thung lũng phía trước hang xóm Trại và phần lớn diện tích thung lũng Mường Vang mới chỉ là những vùng sình lầy, có rất nhiều lau, sậy, cỏ hoang. Vùng này cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho người tiền sử sinh sống trong hang”. Thiết nghĩ, nhiều khả năng ở đó có nhiều lúa hoang mọc, đây phải chăng là khởi nguồn cho việc canh tác lúa của người Mường mà hạt thóc vạn năm tuổi trong hang xóm Trại là một minh chứng. Từ những mảnh ghép lô-gich này cho thấy, việc sử thi Mo Mường phản ánh việc nhờ loài chuột tìm ra giống lúa là có thực.

 

 

                                               Bùi Huy Vọng

                       (Xóm Bưng, xã Hương Nhượng, Lạc Sơn)

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục