(HBĐT) - Hàng nghìn năm trước người Việt Mường đã chế tác, sở hữu và sử dụng những chiếc chiêng quý, biến những chiếc chiêng quý báu thành vật thiêng, nhạc cụ sâu đậm hồn người.

 

Các nghệ nhân diễu hành chiêng đường phố tại lễ hội chiêng Mường lần thứ nhất, năm 2011. (Ảnh HD)

Đến thế kỷ thứ VII - IX, người Việt Mường tách ra thành 2 dân tộc Việt (Kinh) và dân tộc Mường. Dân tộc Mường không ngừng giữ gìn – phát huy, kế thừa - phát triển những giá trị quý giá của kho tàng chiêng / vật báu hồn thiêng của dân tộc.  

Từ thế kỷ thứ XVI - XVII đến đầu thế kỷ thứ XXI, người Mường đã phát triển văn hóa, âm nhạc chiêng lên tầm cao mới. Hàng nghìn dàn chiêng, hàng chục nghìn chiếc chiêng quý, hàng chục bản nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ về cuộc sống yên bình, no đủ, hạnh phúc và những phương thức trình tấu, trình diễn đặc sắc đã song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người và của cộng đồng làng xóm trong quá trình hình thành và phát triển dân tộc.  

Hàng nghìn năm qua, người Mường luôn quý trọng, tôn vinh những chiếc chiêng lên hàng vật báu / của gia bảo. Gia đình nào sở hữu từ 1- 2 dàn chiêng sắc bùa, mỗi dàn chiêng sắc bùa gồm từ 9 - 12 chiếc là những gia đình giàu sang phú quý.  

Âm nhạc chiêng đã trở thành giá trị văn hóa, vật báu, tài sản đồ sộ, kiệt tác văn hóa truyền khẩu của dân tộc Mường và của đất nước.  

Văn hóa, âm nhạc chiêng còn là vũ khí có sức mạnh chống ma quỷ, đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ quê hương, đất nước.  

Ở thời kỳ đổi mới, “Vật báu hồn thiêng” lại lên ngôi ở các lễ, đại lễ hội của dân tộc. 

Mùa xuân năm 2001, ở lễ hội văn hóa Tây Bắc, các nghệ sĩ và 500 nghệ nhân trình tấu, trình diễn chiêng của tỉnh đã trình bày một chương trình văn hóa, âm nhạc chiêng hoành tráng, đặc sắc. Sâu đậm cội nguồn tâm hồn dân tộc.  

Chào mừng Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội chiêng Mường lần thứ nhất của tỉnh năm 2011. theo quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh các nghệ sĩ và 1.400 chiếc chiêng cùng 1.400 nghệ nhân, gồm 3 thế hệ đã ra sân vận động của thành phố Hòa Bình trân trọng, say mê trình tấu, trình diễn một chương trình văn hóa, âm nhạc chiêng hoành tráng tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chương trình được mang tên “Vật báu hồn thiêng”.  

Thực hiện quyết định của UBND tỉnh và kế hoạch của Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ hai tỉnh Hòa Bình năm 2016. Sở VH -TT&DL đã ra quyết định lựa chọn và giao cho đơn vị thực hiện tham gia giàn dựng chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội, phục vụ nhân dân.  

Đơn vị nhận tổ chức và thực hiện là Công ty CP Quảng cáo TM &XD Anh Sơn (Hà Nội). ê kíp sáng tạo gồm một số văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ và các trợ lý đạo diễn đã sống và học tập, làm việc lâu dài với nhân dân các dân tộc vùng văn hóa Tây Bắc. Có tài năng và đã kinh qua nhiều đợt xây dựng, sáng tác, đạo diễn nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật. Trong đó có 7 chương trình trình tấu, trình diễn văn hóa âm nhạc chiêng hoành tráng chào mừng những ngày lễ lớn của tỉnh Hòa Bình.  

Cảm phục và yêu quý người Mường hàng nghìn năm đã cần mẫn, quả cảm và thông minh, người Mường đã lao động, học tập và sáng tạo cho mình, cho đất nước một nền văn hóa / nền văn hóa Hòa Bình lâu đời, rực rỡ, đặc sắc và nổi tiếng. Trong nền văn hóa ấy, không gian văn hóa chiêng với hàng trăm dàn chiêng, hàng vạn chiếc chiêng quý giá và những phương thức trình tấu, trình diễn độc đáo, chuẩn mực mang tính gia đình và cộng đồng xóm Mường, nhuần nhuyễn và rất phổ biến. Không gian văn hóa chiêng ảnh hưởng, lan tỏa trên một vùng rộng lớn gồm mặt đất, mặt nước, trong lòng đất, trên bầu trời.  

Âm nhạc chiêng, không gian văn hóa chiêng chịu tác động, ảnh hưởng của không gian chính trị, xã hội, cũng liên quan đến lịch sử học, dân tộc học, văn hóa học. Người Mường không có chữ viết, việc truyền dạy, bảo tồn - phát huy, kế thừa - phát triển âm nhạc chiêng bằng phương pháp truyền khẩu.  

Dân tộc Mường còn lưu trú, phân bổ trên một vùng rộng lớn của huyện Văn Trấn, tỉnh Yên BáI; huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, một số xã thuộc thành phố Hà Nội và một số huyện của tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La. Năm 1991 - 1997 người Mường đã chuyển một bộ phận dân cư vào Tây Nguyên và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ phát triển kinh tế, văn hóa.  

Thời gian lâu dài, không gian rộng lớn, nội hàm không gian văn hóa chiêng phong phú, độc đáo và đặc sắc với quyết tâm cố gắng sưu tầm nghiên cứu, tình tấu, trình diễn mong góp sức bảo tồn - phát huy, kế thừa - phát triển âm nhạc chiêng. Không gian văn hóa chiêng mường lần thứ hai tỉnh Hòa Bình.  

Năm 2016, thực hiện quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình, ngành văn hóa và nhân dân sẽ huy động 1.600 nghệ nhân. Đây là lần đầu tiên huy động tới 1.600 nghệ nhân trình tấu, trình diễn chiêng; biểu diễn chào mừng Lễ Kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ hai của tỉnh.

 

                                                           NSƯT Bùi Chí Thanh

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục