(HBĐT) - Ngày 1/3, huyện Lạc Sơn đã tổ chức khai hội Đình Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn). Dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành; huyện Lạc Sơn cùng đông bảo bà con nhân dân trong và ngoài huyện.


Đoàn rước kiệu đón Bông cơm – trái lúa

Đình Khênh nằm dưới chân Khụ Khênh xã Văn Sơn, là nơi thờ tự các vị, lúc sống có công với dân Mường, phù trợ cho dân mường Khênh được yên lành, mùa màng tươi tốt, con người khoẻ mạnh, vật nuôi luôn sinh sôi, nảy nở. Truyền thuyết ở Mường Khênh (Văn Sơn) đã kể rằng: "Ngày xưa quân giặc Ngô đến xâm lược xứ Mường, ông Chưởng Tín - bà Triệu Ân lấy núi khụ Khênh làm căn cứ chiêu binh Mường, huấn luyện quân sĩ, đem quân đi đánh giặc Ngô, đánh tan quân giặc, giết chết tướng giặc. Hai vị chặt đầu tướng giặc đem về khụ Khênh tế trời, đất. Về sau các vị hoá ở Khụ Khênh. Người dân Muờng tưởng nhớ công ơn các vị nên đã cho lập Đình để khói hương thờ phụng.

Lễ hội Đình Khênh trước đây thường được tổ chức vào ngày 12, 13 tháng Giêng theo lịch người Mường (tức ngày 13, 14 tháng Giêng âm lịch) tại Đình Khênh, xã Văn Sơn, huyện Lạc Sơn. Lễ hội Đình Khênh là một lễ hội truyền thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc Mường xã Văn Sơn, huyện Lạc Sơn, gắn liền với Đình Khênh, các nhân vật thờ tự trong Đình là các vị ông Trưởng Tín, bà Triệu Ân; ông Tức Cổ, mu Quan Dà; ông Phù, bà Phù: người giữ cờ hiệu, ấn tín, phù hiệu…; Tướng Cai Đỏ, Cai Đào; anh chàng Bông Hương, bà nàng Thờm; ông Hiển, ông Hiệu.

Là một lễ hội chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường huyện Lạc Sơn. Trong lễ hội tái hiện lại nghi lễ tưởng nhớ những người có công kết hợp với việc tái hiện lại các tích phả; cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người đều có sức khỏe. Lễ hội đã trở thành sự kiện văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Mường xã Văn Sơn và những vùng lân cận.

Hồng Ngọc

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục