(HBĐT) - Hòa Bình - nơi cư trú của trên 85,4 vạn dân. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc thiểu số khác. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng về phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt… tất cả tạo nên một Hòa Bình đậm đà bản sắc.


Nhân dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tham gia Lễ hội Mường Chanh được tổ chức hàng năm. 

Bản sắc ấy được thể hiện qua lễ hội của đồng bào các dân tộc. Năm nào cũng vậy, mỗi độ Tết đến, xuân về, những người bạn, đồng nghiệp của tôi ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh… lại rộn ràng nhờ xếp "lịch” đi lễ hội ở Hòa Bình. Bởi, những ngày đầu năm mới, Hòa Bình có khá nhiều lễ hội như: Lễ hội xuống đồng (khuống mùa), đánh bắt cá suối, lễ hội cơm đe của người Mường; lễ cấp sắc, Tết Nhảy của người Dao quần chẹt; lễ hội Xên bản, Xên Mường của người Thái; lễ hội Gầu Tào của người Mông, lễ hội đền Bờ, lễ hội chùa Tiên… mang đậm bản sắc. 

Lâu nay, lễ hội vẫn được xem là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc. Bởi vậy, khi đời sống vật chất của người dân được nâng lên thì việc phục dựng các lễ hội cũng được quan tâm. Theo đó, nhiều lễ hội đã thất truyền từ nhiều năm qua nay được phục dựng. Như lễ hội Khai hạ, hay còn gọi là lễ hội "Xuống đồng” của người Mường. Lễ hội này đã có từ ngàn xưa với mục đích, ý nghĩa là cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu. Đồng thời, việc thực hành những nghi lễ cầu mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, giao lưu, vui chơi giải trí và bày tỏ ước vọng của mình về cuộc sống tươi đẹp, bình yên. Lễ hội được tổ chức thường niên vào dịp mồng 7, mồng 8 tháng giêng. 

"Xên bản, Xên Mường” là một trong những lễ hội đặc trưng của người Thái ở huyện Mai Châu. Ý nghĩa sâu xa của lễ hội là thể hiện tấm lòng tôn kính, tri ân của nhân dân địa phương, tưởng nhớ công lao to lớn của các vị tiền nhân có công lao với cộng đồng và cầu cho bản làng no ấm, quanh năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng giêng, khi hoa đào còn rực rỡ trên các sườn non. Sau nhiều năm thất truyền, từ năm 2011, huyện Mai Châu đã khôi phục lại lễ hội và giữ lại gần như nguyên gốc các giá trị văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc, những nét truyền thống lâu đời của người Thái. Việc tổ chức lễ hội "Xên bản, Xên Mường” là động thái tích cực nhằm góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, tiềm năng văn hóa du lịch Mai Châu, nhất là khi huyện vùng cao này được phê duyệt quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030. 

Với tâm thế đó, những năm qua, thêm nhiều lễ hội đã được phục dựng như: Lễ hội đình Cổi, xã Bình Chân (Lạc Sơn); Lễ hội đình Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy); Lễ hội đền và miếu Trung Báo, xã Cao Thắng (Lương Sơn); Lễ hội đình Xàm, xã Phú Lai (Yên Thủy); Lễ hội chùa Hang, xã Yên Trị (Yên Thủy); Lễ hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy); Lễ hội đền Rem, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy); Lễ hội đình Ngòi, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình)… 

Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, năm 2019, trên địa bàn tỉnh tổ chức khoảng 63 lễ hội, trong đó có 6 lễ hội cấp huyện, gồm: Lễ khánh thành nhà tưởng niệm người có công và Tết trồng cây tại di tích Nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê, Lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy), Lễ hội Mường Động (Kim Bôi), phục dựng Lễ hội đền Trường Khạ, xóm Chiềng, xã Liên Vũ (Lạc Sơn), Hội xuân Văn hóa - Thể thao huyện Kỳ Sơn và khôi phục các Lễ hội của người Dao, xã Cao Sơn (Đà Bắc). Ngoài ra còn có 35 lễ hội cấp xã, thị trấn, 22 lễ hội cấp thôn. 

Không dưới chục lần được tham dự các lễ hội ở Hòa Bình, nhưng chị Đặng Anh Thư ở Đống Đa (Hà Nội) - một người đam mê văn hóa, tín ngưỡng và những vùng đất thiên nhiên tươi đẹp vẫn hẹn hò: Nhớ nhé! Có hội lại lên…!. 

Lần này, Hòa Bình mở hội với quy mô lớn nhất từ trước tới nay và kéo dài tới 5 ngày, đó là sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019. Trong 5 ngày hội, diễn ra nhiều hoạt động như: Liên hoan nghệ thuật "Hòa Bình - đất nước, con người”; Liên hoan ảnh nghệ thuật; Liên hoan ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống; Trưng bày, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình; thi người đẹp xứ Mường, Hội thảo phát triển du lịch Hòa Bình… để giới thiệu, quảng bá về Hòa Bình - nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa đặc sắc nhất.

 

Thúy Hằng

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục