(HBĐT) - Trong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Dao Tiền có nhiều nghi lễ quan trọng, chứa đựng giá trị văn hóa, tín ngưỡng như: lễ tam cấp, thờ y dược lang quân, lễ ngũ kỳ binh mã, Tết nhảy… Trong đó, lễ lập tĩnh (lễ đặt tên) là một nghi thức có dấu mốc quan trọng trong vòng đời người con trai Dao Tiền, bởi nó đánh dấu sự trưởng thành của các chàng trai từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành.



                      Bé trai dân tộc Dao Tiền(Huyện Đà Bắc) trong buổi lễ lập Tĩnh để được công nhận thành người trưởng thành

Ông Lý Văn Hềnh, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) - nghệ nhân ưu tú lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian dân tộc Dao cho biết: Với đồng bào Dao Tiền, lễ tam cấp có ý nghĩa quan trọng trong vòng đời người, gồm: cấp bạch y (lễ nhập khẩu), cấp hạ giới (lễ lập tĩnh - đặt tên), cấp thượng giới (lễ đám chay). Trong đó, lễ lập tĩnh là nghi thức có vai trò, dấu mốc quan trọng trong vòng đời người con trai Dao, bắt buộc người nào cũng phải trải qua bởi nó đánh dấu sự trưởng thành của các chàng trai. Theo tục lệ, con trai dân tộc Dao Tiền từ 10 tuổi trở lên phải trải qua cuộc sinh hạ lần thứ hai trong đời thông qua nghi lễ lập tĩnh, công nhận một thành viên chính thức của dòng họ đã đến tuổi trưởng thành, có quyền và nghĩa vụ đối với dòng họ. Đồng thời, báo cáo với thần linh, tổ tiên về việc đặt tên thứ hai (tên âm) cho người con trai trong dòng tộc được ghi vào gia phả, được tham dự công việc cúng lễ và nối dõi tông đường. Khi qua đời, con cháu sẽ cúng giỗ theo tên âm. Đặc biệt, khi cúng lễ xưng tên với tổ tiên, người Dao kiêng dùng tên thật mà chỉ dùng tên âm đã được đặt trong lễ đặt tên.

Ngày làm lễ lập tĩnh là ngày vui của gia đình, dòng họ và cũng là ngày vui của cả bản làng. Nghi lễ bắt buộc gồm có: lợn to, gà trống, rượu, gạo, thịt chua, bánh dày, bánh trưng, hương trầm, tiền âm phủ, tranh thờ, lễ phục… Đồng thời, phải mời 2 thầy cúng chính, 1 thầy cúng phụ, 3 thầy giúp việc và những người tham gia nhảy múa. Để tiến hành lễ lập tĩnh, gia chủ phải chuẩn bị ít nhất 2 con lợn, gà, rượu trắng, gạo đủ ăn cho những ngày hành lễ (ngày nay, tùy vào điều kiện kinh tế của từng nhà để chuẩn bị cho phù hợp, tránh tạo gánh nặng cho gia đình chủ lễ).

Lễ lập tĩnh tổ chức trong vòng 1 ngày 2 đêm. Trước khi vào khóa lễ, đứa bé được đặt tên và người bố phải thực hiện ăn chay 10 ngày để tẩy chay. Đúng 12 giờ đêm đầu tiên của buổi lễ, thầy cúng bắt đầu khóa lễ cúng thánh nhân, thành hoàng, thái tổ để xin cấp phép đặt tên. Đứa bé được đặt ngồi vào ghế trước bàn thờ, 2 thầy cúng chính và bố đứa bé đặt 3 cốc nến lên trên đầu và 2 vai, sau đó đi vòng tròn xung quanh đứa bé, vừa đi vừa đọc sách Dao cổ, 24 hoặc 36 chương, điều của người Dao răn dạy con cháu để gạt bỏ cái xấu, cái ngu dốt, giữ lại cái tốt đẹp, thiện lương vào cơ thể đứa bé được đặt tên. Cái tên mới được đặt lúc 1 giờ, lúc này đứa bé đã được công nhận là người trưởng thành và có vị trí trong dòng tộc, cộng đồng.

Buổi lễ còn có sự chứng kiến của bà con xóm, bản đến chúc mừng đứa trẻ đã có tên; cầu chúc cho trẻ khỏe mạnh, sống lâu, hạnh phúc, con cái đầy đủ. Sau đó, tiếng trống, chiêng, sáo, tù và vang lên báo hiệu buổi lễ bắt đầu. Lúc này, thầy mo cùng với đứa trẻ sẽ nhẩy chèo liên tục cho tới sáng. Mọi người vừa hát vừa nhảy múa, gọi là hát chào chèo. Điệu hát chèo chèo không được hát bất cứ ở đâu, làm đám lập tĩnh mới được hát. Đó là điệu múa hát mời tổ tiên về chứng giám.

Đến ngày thứ hai, gia đình tiếp tục thịt 2 con lợn đặt lên bàn để cúng. Đêm xuống, các thầy mo thay nhau đọc bài cúng, 6 người gồm 3 nam, 3 nữ cùng nhảy đồng, hát đối. Đây là lễ cúng để tiễn tổ tiên và tiễn ma rừng. Kết thúc lễ lập tĩnh vào 12 giờ đêm của ngày thứ hai, gia đình chia thịt lợn thành nhiều phần bằng nhau để biếu thầy cúng cùng những người giúp việc và khách đến chúc mừng.

Lễ lập tĩnh của đồng bào Dao Tiền mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chứa đựng nhiều giá trị tích cực, nhằm giáo dục, nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn, đồng thời góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Dao.


Hồng Ngọc

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục