Khánh thành nhà dài dân tộc Cho Ro
tại xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Khánh thành nhà dài dân tộc Cho Ro tại xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Trong hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, nhà văn hóa có vai trò quan trọng đem lại hiệu quả thiết thực trong việc xây dựng đời sống văn hóa. Mạng lưới nhà văn hóa làng, thôn, ấp, bản phát triển rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, thực tế đang đòi hỏi các nhà văn hóa hoạt động hiệu quả và thiết thực hơn.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) của Ðảng, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã hướng mọi hoạt động văn hóa thông tin về cơ sở, xác định rõ, làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư, tổ dân phố là nơi cần tăng cường các thiết chế văn hóa. Từ đó việc xây dựng nhà văn hóa làng, thôn, ấp, bản trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước với nhiều biện pháp chủ động, linh hoạt, sáng tạo của từng địa phương kết hợp vừa  xây mới vừa khôi phục, và kế thừa những thiết chế truyền thống sẵn có như đình làng, chùa Khmer Nam Bộ, nhà gươl, nhà dài của các dân tộc thiểu số. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: có đề cập xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng, phấn đấu đến năm 2020, 90% đến 100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hóa và thư viện; 80% số xã và thị trấn có nhà văn hóa; 60 % đến 70% số làng, bản, ấp có nhà văn hóa. Ðể thực hiện mục tiêu đó, chính quyền nhiều địa phương đã có sự quan tâm đầu tư một cách cụ thể của chính quyền địa phương như: dành quỹ đất, xây dựng trụ sở  và khuôn viên nhà văn hóa, đầu tư trang thiết bị... thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, đẩy mạnh xã hội hóa trong việc xây dựng nhà văn hóa.


Khi đã có trụ sở, khuôn viên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhà văn hóa thu hút được mọi tầng lớp nhân dân đến sinh hoạt. Không ít nhà văn hóa, trong đó có những nhà xây dựng hàng tỷ đồng, thưa vắng người đến sinh hoạt, có nơi bỏ không, dường như xây để trưng bày, chạy theo thành tích. Tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa sinh động, thiết thực gần gũi với đời sống nhân dân là yếu tố sống còn của nhà văn hóa. Nhiều nhà văn hóa đã mở rộng chức năng của mình không bó gọn trong phạm vi hẹp như trước đây chỉ là nơi chủ yếu để sinh hoạt văn nghệ quần chúng. Nhà văn hóa đã là nơi sinh hoạt chính trị - văn hóa xã hội như: họp chi bộ Ðảng, các đoàn thể nhân dân ở làng, thôn, bản... để quán triệt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, phổ biến thời sự, khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền giáo dục về lối sống, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, triển khai các vấn đề về bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn, bản  văn hóa, tổ chức các hội  thi liên hoan, tập luyện, giao lưu văn hóa...


Thực tế ở một số địa phương cho thấy, nhà văn hóa chỉ thật sự cuốn hút đông người tham gia khi ở địa phương có phong trào văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên sôi nổi như Yên Bái có 1050 nhà văn hóa, các làng, bản, tổ dân phố văn hóa đều có đội văn nghệ với các chương trình biểu diễn phong phú đa dạng, hấp dẫn gồm các điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc thiểu số. Các nhà văn hóa ở Bắc Ninh thường diễn ra các buổi sinh hoạt hát quan họ. Phong trào sinh hoạt câu lạc bộ: Câu lạc bộ người cao tuổi, câu lạc bộ phụ nữ, câu lạc bộ khoa học, kỹ thuật, sinh vật cảnh... cũng góp phần làm phong phú nội dung và hình thức sinh hoạt của nhà văn hóa, nhất là với nông thôn và miền núi.


Kinh nghiệm cho thấy, nhà văn hóa nào biết khai thác phong trào quần chúng sẽ tạo ra được nhiều hình thức hoạt động, được nhân dân hưởng ứng. Vậy ai là người khuấy động và khai thác phong trào văn hóa quần chúng. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương thì đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở  giữ vai trò chủ động và sáng tạo. Ðội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở hiện nay còn thiếu và yếu, nhất là ở các xã, phường, thị trấn. Số lượng cán bộ có trình độ đại học và trung cấp chiếm tỷ lệ thấp so với yêu cầu đặt ra. Từ nhiều năm nay, công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho người phụ trách công tác văn hóa-thông tin cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa có quy hoạch đào tạo cán bộ chuyên ngành, còn sử dụng cán bộ trái ngành nghề hoặc chỉ dựa vào một vài năng khiếu văn nghệ bẩm sinh. Do đó không ít nhà văn hóa vừa thiếu cán bộ tổ chức, hướng dẫn hoạt động có chuyên môn sâu, vừa thiếu cán bộ quản lý. Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực mang tính đặc thù đòi hỏi cán bộ thông tin văn hóa cơ sở không chỉ có khả năng văn hóa - nghệ thuật mà cần phải có tri thức và hiểu biết về xã hội, phong tục tập quán, có khả năng tập hợp, hướng dẫn quần chúng xây dựng thành phong trào văn hóa, văn nghệ, phát hiện và bồi dưỡng hạt nhân phong trào. Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cần có những cơ chế chính sách đối với cán bộ văn nghệ cơ sở để họ có thể yên tâm công tác, có điều kiện trau dồi nghiệp vụ chuyên môn cần chủ động xây dựng ngân sách cho văn hóa thông tin, thể thao theo Luật Ngân sách đồng thời huy động thêm sự đóng góp của nhân dân theo phương thức xã hội hóa.
 
                                                                             Theo Báo Nhandan

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục