Bà Huế và cuốn sổ chép những bài hò Như Lệ.

Bà Huế và cuốn sổ chép những bài hò Như Lệ.

Trong những trang sử hào hùng của dân tộc, Quảng Trị không chỉ được biết đến bởi Thành Cổ, sông Thạch Hãn..., mà còn cả điệu hò Như Lệ. Ra đời cách nay ngót 63 năm, có một thời, điệu hò Như Lệ không chỉ là món ăn tinh thần cổ vũ bao thế hệ thanh niên cầm súng bảo vệ quê hương, mà còn là ngọn đuốc soi đường cho những đứa con lạc lối buông súng trở về với cách mạng.

Điệu hò ấy đang dần mai một theo thời gian, đời người. May thay vẫn còn một người gìn giữ, đó là bà Ngô Thị Huế ở thôn Như Lệ, xã Hải Lệ (Hải Lăng, Quảng Trị).

Điệu hò binh địch vận

Bến đò thôn Như Lệ chiều tháng 4. Vừa bước chân lên bến, kịp quay lại cảm ơn người chèo thuyền tốt bụng cho quá giang, chúng tôi đã nghe giọng hò trầm bổng của bà Ngô Thị Huế vang lên từ ngôi nhà nhỏ nghiêng mình bên bờ sông. Đã ngoài 70 tuổi, bà luôn đau đáu một nỗi niềm làm thế nào để lưu giữ lại điệu hò của cha ông.

Bà Huế đưa tay lần giở những trang sổ cũ mèm, chi chít chữ, cuốn sổ ghi lại những bài hò Như Lệ của người chị ruột, nữ dũng sĩ Ngô Thị Gái với vẻ trầm tư. Đôi mắt vời vợi nhìn về phía sông Thạch Hãn như tưởng nhớ về quá khứ đầy gian khổ và tự hào, bà bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc của điệu hò Như Lệ.

Cách đây mấy trăm năm, có một điệu hò được sáng tác bởi chủ nhân của những chiếc thuyền nan sống đời sông nước. Quanh năm họ xuôi thuyền dọc theo các dòng sông từ Thuận An (Thừa Thiên - Huế) đến Thạch Hãn (Quảng Trị) đánh bắt cá tôm sinh sống. Để quên đi nhọc nhằn, những tấm chân tình khó cất nên lời, cũng như nỗi buồn của cuộc đời nay đây mai đó, họ sáng tạo ra điệu hò đò dọc.

Năm 1946, thực dân Pháp nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam, xã Hải Lệ (Hải Lăng) nói riêng và Quảng Trị nói chung trở thành vùng tạm chiếm. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh giặc trên tất cả các mặt trận: chính trị, ngoại giao, quân dân xã Hải Lệ đã sáng tác ra điệu hò mang tên vùng đất quê hương: hò Như Lệ!

Đây là điệu hò bắt nguồn từ hò đò dọc kể trên. Người nghệ sĩ của hai điệu hò này có chung một điểm là tự sáng tác lời, tự biến tấu nhạc cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, hò Như Lệ vẫn mang đặc điểm riêng, đó là chất giọng khỏe, dài hơi và mang nhiều sắc thái hơn.

Không chỉ man mác buồn như hò đò dọc, hò Như Lệ hát trong lúc tiễn quân ra trận thì mang sắc thái cổ vũ, khích lệ; hát để khuyến khích binh lính về với cách mạng thì đầy tâm trạng của người lầm đường lạc lối.

 "Ngày ấy, đội hát địch vận gồm 3 người là chị Ngô Thị Gái, Ngô Thị Khuyến và Phạm Thị Kính. Ban ngày lao động, ban đêm họ họp nhau tại một căn hầm bí mật gần bốt chiếm đóng của địch, hướng loa về phía bốt và hát. Binh lính bên trong bốt cứ im lặng lắng nghe không hề chống trả. Những lần như vậy chắc chắn sáng mai ra sẽ có người bỏ trốn, về với cách mạng. Suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, đã có hàng trăm trường hợp như vậy. Trong chống Mỹ, tuy không còn mang tính chiến đấu mạnh mẽ như thời kỳ trước nhưng điệu hò này vẫn có rất nhiều binh lính thích nghe. Vì thế lớp kế tiếp như chúng tôi hoạt động cách mạng cũng thuận lợi hơn", bà Huế tự hào kể.

Giữ nguồn điệu hò quê hương

Trong khi giới trẻ có xu hướng thích nhạc tây, nhạc tàu, bà Huế vẫn một lòng hướng về điệu hò thôn dã mang đậm nét làng quê. Ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hy, bà Huế vẫn còn minh mẫn lắm.

Nhà nghèo, bóng đèn điện 25W chỉ đủ hắt ánh sáng xuống bàn học dành cho đứa cháu nội, bà đành tranh thủ giấc ngủ trưa để chép lại từng bài hò vào hai cuốn sổ nhỏ, cuốn sổ bà cất công đi bộ gần chục cây số mua về. Một cuốn bà dùng để chép lại những bài hò của người chị ruột Ngô Thị Gái, đã trao lại cho bà lúc cuối đời với lời nhắn nhủ: "Em cố gắng giữ gìn cẩn thận lưu truyền cho con cháu". Cuốn còn lại bà chép những bài hát mới do bà đã và đang tiếp tục sáng tác.

Rời thôn Như Lệ, nhớ đến cái nắm tay ấm áp cùng lời hứa của bà Huế: "Để vài hôm nữa cái tay bớt nhức, mệ (bà) sẽ chép tặng cháu một cuốn đầy đủ các bài hò Như Lệ", tôi chạnh lòng thấy mình có lỗi khi quá thờ ơ với vốn văn hoá cha ông

                                                                      Theo Báo CAND

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục