Ông đồ già viết chữ Nho

Ông đồ già viết chữ Nho

Ngày 21/4, tại cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cuộc hội ngộ các “ông đồ” Việt Nam lần thứ nhất đã diễn ra, đồng thời cũng là dịp hội ngộ các kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 19.

 

Chương trình do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam, Khách sạn Hoa Lư và Ban trị sự chùa Bái Đính tổ chức nằm trong các hoạt động kỷ niệm 1.042 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Trước đây, nhiều người biết đến những "ông đồ" già bày mực tàu, giấy dó, viết chữ Nho, thì ngày nay người dân cố đô Hoa Lư được tận mắt nhìn những “ông đồ” và có cả “bà đồ” bày mực tàu, giấy dó viết thư pháp chữ Việt.

Lần đầu tiên, cuộc hội ngộ "ông đồ" Việt Nam đã thu hút 100 "ông đồ" từ ba miền đất nước về mảnh đất cố đô nhằm tôn vinh thư pháp Việt với nhiều phong cách đa dạng, phong phú, nét chữ rồng bay phượng múa chẳng thua kém những bức thư pháp chữ Tàu. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, ôn lại những nét văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, để chữ Việt được thể hiện thành thi họa, là những tác phẩm nổi tiếng đến mọi miền đất nước và truyền bá văn hóa Việt ra thế giới.

Ngay sau lễ khai mạc, các "ông đồ" gồm nhiều thành phần như họa sĩ, kiến trúc sư, nhà thư pháp, nhà sư, nhà văn hóa, già có, trẻ có đã triển khai màn viết thư pháp đặc sắc trước đông đảo công chúng yêu mến dòng thư pháp Việt.

Tuy không giống thư pháp chữ Hán mà nhà ”Thánh thư” Vương Hy Chi hơn 1.000 năm trước đã mô tả: “mỗi nét ngang như mây bay, bày trận, mỗi nét phảy như đôi chân phóng bay, mỗi nét móc như giương cung có sức mạnh phi thường, ” thư pháp Việt thể hiện tính hòa hợp mà khoáng đạt, ý tưởng sâu xa, theo đà suy tưởng và phong cách của mỗi người.

Các "ông đồ" xứ Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã mang đến cuộc hội ngộ nhiều bức thư pháp nổi tiếng cả về giá trị nghệ thuật và kinh tế, thu hút đông đảo khán giả tham quan.

Cuộc hội ngộ "ông đồ" Việt đã trưng bày hơn 400 tác phẩm thư pháp, các bức tranh thư pháp, tả chân dung các danh nhân nổi tiếng trong nước và thế giới, những bức thư pháp khắc trên đá, những bức sơn dầu và nhiều tác phẩm độc đáo khác.

Cũng tại cuộc hội ngộ này, Ban tổ chức trưng bày và công bố 8 kỷ lục Việt Nam gồm cặp câu đối dài nhất với chiều rộng 1,2m, chiều dài 54m, Bản đồ Việt Nam nhiều ấn chương nhất, bộ tranh thư pháp mẫu tự A,B,C có nhiều người viết nhất, người khắc kinh trên đá nhiều nhất... Riêng Ninh Bình được xác nhận 2 kỷ lục là nơi hội ngộ nhiều "ông đồ" nhất và chiếc trống hội lớn nhất Việt Nam.

Tại cuộc hội ngộ, các "ông đồ" đã tặng chữ cho hàng nghìn khách tham gia nhằm quảng bá rộng rãi văn hóa thư pháp Việt Nam đến khắp mọi miền Tổ quốc./.

 

                                                                            Theo TTXVN

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục