Cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 đã kết thúc song có lẽ, dư vị ngọt ngào của nó sẽ còn đọng mãi trong lòng công chúng Việt Nam và bạn bè quốc tế. Thành công của Cuộc thi đã được đánh giá là có ý nghĩa lớn về giá trị kết nối cộng đồng người Việt trên toàn thế giới; tôn vinh và quảng bá hình ảnh Việt Nam hội nhập…

 

Nói về thành công và ý nghĩa của Cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần này, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Uỷ ban UNESCO quốc gia của Việt Nam, thành viên Ban chỉ đạo quốc gia của Cuộc thi đã cho rằng:Hoa hậu thế giới người Việt là một thắng lợi to lớn cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Nó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta với người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định một lần nữa rằng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Cuộc thi đã diễn ra trong sự thán phục và ủng hộ của cộng đồng quốc tế…”.

Bên cạnh những thành công với ý nghĩa đoàn kết dân tộc, thắt chặt hơn “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, tôn vinh và quảng bá hình ảnh Việt Nam với bè bạn năm châu thì thành công của cuộc thi năm nay còn mang một ý nghĩa lớn lao bởi đây cũng là sự kiện văn hóa lớn, nơi những người con đất Việt muôn nơi cùng tụ hội và hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thành công từ sự chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp được thể hiện ngay từ khi khởi động, Ban Tổ chức đã xây dựng một kế hoạch hành động hết sức rõ ràng, minh bạch và kỹ lưỡng với rất nhiều “cái nhất”, cái “đầu tiên”. Chẳng hạn như đây là cuộc thi đầu tiên ở Việt Nam áp dụng việc tổ chức thi tuyển trực tiếp thí sinh tại rất nhiều địa điểm trong nước và trên thế giới, ở cả 3 vòng Sơ khảo - Bán kết và Chung kết. Đây cũng là Cuộc thi xây dựng một kế hoạch đào tạo cho các thí sinh một cách bài bản, rõ ràng và đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, Cuộc thi cũng là sự kiện sắc đẹp đầu tiên ở Việt Nam có sự xuất hiện của một ban nhạc hàng đầu thế giới (IL DIVO); lần đầu tiên có sáng kiến đấu giá quyền trao vương miện để làm từ thiện cũng như dành hết tiền bán vé cho hoạt động này…

Với những ai theo dõi toàn bộ lộ trình của Cuộc thi thì sẽ thấy, từng sự kiện đều được Ban Tổ chức thực hiện một cách cẩn trọng, đúng quy mô, tầm vóc và từng vấn đề nảy sinh đều được giải quyết trong sự nghiêm túc, minh bạch nhưng cũng rất nhân văn “hợp lý, hợp tình”.

Và đặc biệt, với những ai đã trực tiếp chứng kiến Đêm chung kết của Cuộc thi thì sẽ thấy rõ sự chuyên nghiệp trong tổ chức sự kiện của Ban Tổ chức và của nhà tổ chức Vinpearl.

Ngay từ 18h chiều ngày 21/8, khán giả đã tập trung về Sân khấu Nhạc nước Vinpearl để theo dõi đêm Chung kết (dù 2 tiếng sau mới bắt đầu), và dù số lượng khán giả lên đến hơn 5000 người, nhưng không hề thấy sự mất trật tự trên các khán đài, không hề có bất kỳ sự cố an ninh nào xảy ra. Khán giả được tôn trọng và khán giả cũng thể hiện sự tôn trọng. Trên các khán đài chỉ có những tràng vỗ tay nồng nhiệt và mặc dù chương trình kéo dài đến hơn 23h đêm nhưng không có một ai bỏ về.

Đó là một sự thành công không dễ gì có được. Nhưng, đằng sau một đêm Chung kết thành công, hoành tráng và tạo dấu ấn khó phai trong lòng công chúng là cả một sự kỳ công, là công sức của rất nhiều các bộ phận thực hiện. Trong đó những người âm thầm, lặng lẽ nhưng chuyên nghiệp nhất phải kể đến có lẽ chính là lực lượng tổ chức sự kiện và hậu cần của Vinpearl.

Ngay từ khi Vòng Chung kết chuẩn bị diễn ra, tất cả các phương án về an ninh, hậu cần vận chuyển, lắp đặt sân khấu… đã được Vinpearl Land lên kế hoạch rõ ràng và tổ chức diễn tập đề phòng mọi tình huống. Đơn cử về một việc khó là tổ chức cho khá giả rời đảo khi chương trình kết thúc. Cùng một lúc sẽ có hơn 5.000 người ra về trong điều kiện địa lý cách trở, nhưng với một phương án khoa học, chỉ trong vòng 45 phút, toàn bộ khán giả đã được các lực lượng của Vinpearl đưa về đất liền bằng nhiều loại hình phương tiện một cách an toàn. Có lẽ, chỉ một điều này đã phần nào nói lên năng lực tổ chức sự kiện của Vinpearl.

Nỗ lực cho một “thương hiệu sắc đẹp” đẳng cấp quốc tế

Như ông Nguyễn Trọng Hiền, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Vinpearl, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi đã chia sẻ trước Vòng Chung kết: Vinpearl cũng như Ban Tổ chức Cuộc thi rất mong muốn đưa Hoa hậu thế giới Người Việt trở thành một “thương hiệu sắc đẹp” nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam và cộng đồng người Việt trên thế giới mà còn vang xa đến bạn bè quốc tế; để một mặt mong muốn quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, mặt khác khẳng định trình độ tổ chức chuyên nghiệp và đẳng cấp của mình…

Sau thành công vượt trội của Vòng Chung kết, quyết tâm này càng được nhân lên. Hiện Công ty CP Vinpearl đã xây dựng một chiến lược thực sự quy mô và khoa học để đưa Hoa hậu thế giới Người Việt trở thành một cuộc thi mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam và kết hợp hài hòa với tinh hoa văn hóa Thế giới. Từ đó đó xây dựng thương hiệu và uy tín Cuộc thi xứng tầm đẳng cấp một “thương hiệu sắc đẹp” tầm cỡ châu lục, được đông đảo bạn bè thế giới biết đến.

“Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình trong thời gian tới để xây dựng một Cuộc thi đẳng cấp quốc tế. Thành công của Hoa hậu thế giới Người Việt 2010 lần này đã tiếp thêm sức mạnh và quyết tâm cho chúng tôi rất nhiều. Trong thời gian từ nay đến cuộc thi lần sau, Vinpearl sẽ đăng cai và tham gia tổ chức một số cuộc thi sắc đẹp lớn khác mà điển hình sẽ là cuộc thi Hoa hậu Trái đất (một cuộc thi sắc đẹp lớn thứ 3 trên thế giới) để một mặt nâng cao uy tín thương hiệu Vinpearl Land – Thiên đường du lịch và sự kiện; mặt khác cũng là để nâng cao năng lực, trình độ và tích lũy thêm kinh nghiệm tổ chức sự kiện của mình... Với cách làm này, chúng tôi tin, đến Cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần thứ 3, chắc chắn Vinpearl sẽ hoàn thành mục tiêu của mình là đưa thương hiệu sắc đẹp này của Việt Nam vươn lên tầm những cuộc thi quốc tế.” - ông Nguyễn Trọng Hiền chia sẻ

 

                                                                                        Theo CAND

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục