Chị Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu những giá trị độc đáo của các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng

Chị Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu những giá trị độc đáo của các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng

(HBĐT) - Hai mươi năm không phải là dài, nhưng đã chiếm một nửa tuổi đời của chị  Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Sớm “kết duyên” với nghề “hoài cổ” mà càng ngày càng ít bạn trẻ lựa chọn. Đến nay, chị đã có hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá đặc sắc của đất Mường Hoà Bình, mặc dù tuổi đời của chị chưa tròn con số 40.

 

Chị Nguyễn Thị Thi, sinh năm 1971 tại xã Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Nội. Không phải người gốc Hoà Bình nhưng với chị, nơi đây là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, là cánh diều nâng cánh ước mơ và là mảnh đất chắt chiu niềm hạnh phúc. Từ bé, chị đã rất thích nghe ông nội và bố - vốn là người mê sách, thông sử kể chuyện về những vùng đất văn hiến, những người anh hùng được lịch sử ghi danh. Đặc biệt, trong ký ức tuổi thơ của chị, những lúc được theo bố vào tham quan các đình, chùa, di tích là những chuyến đi ý nghĩa nhất. Niềm say mê các giá trị văn hoá cổ cứ ngấm dần vào chị lúc nào không hay. Sau đó, Thi chọn học khoa bảo tàng – Đại học Văn hoá Hà Nội.

 

Tháng 9/1991, Nguyễn Thị Thi về công tác tại Bảo tàng tỉnh Hoà Bình. Công việc tưởng chừng quá khô khan và già cỗi đối với một cô gái 20 tuổi, nhưng với Thi, nó chất chứa những giá trị không thể đong, đếm được. 10 năm (1991 – 2001) trong vai trò là cán bộ nghiệp vụ, Thi đã dốc sức vào công việc, hết nâng niu bảo quản những hiện vật trong bảo tàng lại xông xáo tham gia những chuyến công tác thực nghiệm. Năng lực và tâm huyết của Thi dần dần được nhiều đồng nghiệp ghi nhận. Sau đó, chị lần lượt được đề bạt là Phó phòng nghiệp vụ (từ tháng 11/2001 – tháng 12/2002), Trưởng phòng nghiệp vụ (tháng 1/2003 – 11/2009), Phó giám đốc (tháng 2/2003 – 5/2007) và đến tháng 6/2007, chị được tín nhiệm đảm trách vai trò Giám đốc Bảo tàng tỉnh khi chưa đầy 36 tuổi.

“Ăn cơm Hoà Bình, uống nước Hoà Bình và thành người Hoà Bình” - chị Thi vẫn vui vẻ nói về mình như vậy. Thấm thoắt đã hơn 20 năm chị gắn bó với các giá trị văn hoá cổ của đất Mường Hoà Bình. Hơn 20 năm công tác, chị đã cùng với đồng nghiệp mải miết đi tìm những hiện vật bị chìm sâu dưới lớp bụi thời gian, bóc tách những giá trị còn lẩn khuất trong từng hiện vật để bảo quản, trưng bày, quảng bá hiện vật. Công tác bảo tàng tuy vất vả nhưng đã mang tới cho chị điều quý giá nhất: Niềm hạnh phúc được cống hiến cho điều mình thực sự đam mê.

 

Tự tin đảm nhiệm vai trò Giám đốc hơn ba năm nay, chị Nguyễn Thị Thi cùng với 19 CB- CNVC Bảo tàng tỉnh Hoà Bình đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt công việc. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ chung của ngành cũng như các chỉ tiêu, mục tiêu của đơn vị trong từng mốc thời gian cụ thể, chị đã chỉ đạo đơn vị triển khai các hoạt động phù hợp, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ, dần dần khẳng định tầm quan trọng của Bảo tàng Hoà Bình trong sự phát triển chung của ngành VH- TT&DL tỉnh. Trong 3 năm liên tục, Bảo tàng tỉnh Hoà Bình luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. Riêng cá nhân Giám đốc Nguyễn Thị Thi với nhiều cố gắng vượt bậc, trong 5 năm 2006 – 2010, chị đã liên tục đạt chiến sỹ thi đua cơ sở. Năm 2006 được Bộ VH- TT&DL tặng Bằng khen. Năm 2008 được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm 2009 được BCH Công đoàn viên chức tỉnh tặng giấy khen “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” giai đoạn 2005 – 2009. Gần đây nhất, chị vinh dự được tặng tưởng danh hiệu “Điển hình tiên tiến” của ngành VH-TT&DL tỉnh giai đoạn 2006 – 2010.

  

 

                                                                                                Phan Anh

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục