Hoa anh đào tươi từ Nhật Bản - đất nước mặt trời mọc lại khoe sắc tại Thủ đô Hà Nội trong lễ hội Genki Nhật Bản, khai mạc sáng 16/4 tại Hà Nội, thu hút đông đảo người dân tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ.

 

Lễ hội Genki năm nay có chủ đề “Vì một Nhật Bản thân thương” do Quỹ văn hóa Nhật Bản, Hiệp hội Hoa anh đào, Hội Giao lưu văn hóa Việt - Nhật đồng tổ chức nhằm sẻ chia với người dân Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề do động đất, sóng thần hôm tháng 3 vừa qua.

Đây cũng là một hoạt động tăng cường giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản, hướng đến kỷ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt- Nhật (1973-2013).

Lễ hội Genki là hoạt động tiếp nối lễ hội hoa anh đào đã ba lần tổ chức ở Việt Nam, năm ngoái được đổi tên là lễ hội Satsuki, không có hoa anh đào tươi và năm nay tiếp tục đổi tên là Genki. Trong tiếng Nhật, Genki mang ý nghĩa “thể lực, sự mạnh mẽ, sức sống”, là từ được người dân Nhật Bản vô cùng yêu thích.

Lễ hội Genki “Vì một Nhật Bản thân thương” diễn ra đến hết ngày 17/4 tại Trung tâm Hội chợ, Triển lãm Việt Nam, Giảng Võ với những hoạt động trẻ trung, sôi động đặc trưng của lễ hội.

Sôi động, thu hút công chúng nhất vẫn là phần múa diễu hành Yosakoi cổ truyền từ Nhật Bản. Việt Nam có 10 đội tham dự cùng các đội múa chuyên nghiệp từ Nhật Bản sang. Ban tổ chức đã tuyển hàng trăm tình nguyện viên cùng tham gia.

Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa đậm dấu ấn Nhật Bản với không gian trà đạo, cắm hoa, đánh cờ vây, nghệ thuật gấp giấy Origami truyền thống cùng các gian hàng ẩm thực, trò chơi. Những bạn trẻ yêu mến phim hoạt hình, truyện tranh, trò chơi nổi tiếng của Nhật Bản có thể mặc quần áo, trang điểm, hóa thân thành các nhân vật mình ưa thích.

Lễ hội Genki 2011 miễn phí vé vào cửa, Ban tổ chức quyên góp giúp đỡ nhân dân vùng bị ảnh hưởng động đất, sóng thần bằng các hòm từ thiện. Bên cạnh đó, nhân dân Thủ đô có thể ủng hộ bằng cách mua các sản phẩm được bày bán tại đây như huy hiệu, áo lễ hội, lợi nhuận thu sẽ được đưa vào quỹ ủng hộ và gửi tới người dân Nhật Bản…/.

 Xem bộ ảnh lễ hội Genki Nhật Bản diễn ra ở Hà Nội tại đây

 

                                         Theo  (TTXVN/Vietnam+)

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục