(HBĐT) - Chiều muộn, chị Liên đang chuẩn bị cho bữa cơm tối, nghe tiếng điện thoại reo, chị vội nhấc ống nghe, từ đầu dây bên kia tiếng anh Sơn nhỏ nhẹ:

- Chiều tối nay, anh đi ăn cưới con anh bạn, hai mẹ con cứ ăn cơm trước đi nhé nhưng vẫn phải phần cơm anh đấy.

Cơm đã nấu xong rồi, chị đặt mâm cơm lên bàn ăn rồi bật tivi xem chương trình thời sự. Đi ra, đi vào vẻ nóng ruột, chị lẩm bẩm:

- Sao con bé đi học về muộn thế? Cơm canh nguội hết. Chị thở dài ngao ngán.

Quá 7 giờ, Thảo mới đi học về. ào vào nhà, Thảo ném chiếc cặp sách vào góc bàn rồi nhào đến ôm cổ mẹ nũng nịu:

- Hôm nay có món gì ngon không hả mẹ? Con đói quá.

- Sao con đi học về muộn thế?

Thảo ngơ ngác:

- ơ mẹ quên à, lúc đầu giờ chiều đi học con chả bảo mẹ là chiều nay học xong ở trường, con đi học thêm tiếng Anh luôn ca 5 - 7h. Bọn con đề nghị cô dạy như vậy, tuy có mệt một chút nhưng còn có thời gian  để học bài buổi tối.

- Thế à, vậy mà mẹ quên mất. Mẹ xin lỗi con gái. Có ấm nước nóng mẹ đặt trên bếp, con đi tắm rồi vào ăn cơm xong còn học bài. Mẹ đợi bố tý nữa về cùng ăn.

Mãi 9h, anh Chiến mới tan cuộc, trở lại căn nhà hạnh phúc cùng vợ ăn bữa cơm tuy đạm bạc nhưng thật ấm cúng. Ngồi vào mâm cơm vừa ăn, anh vừa thủng thẳng giọng buồn buồn:

- Đám cưới thời nay lãng phí quá, cả mâm cỗ dễ đến gần triệu bạc, anh em bạn bè lâu ngày có dịp như vậy mới gặp nhau hàn huyên đôi ba câu chuyện, rồi lại hò nhau cụng ly chúc mừng, mình không uống được nghe cũng ngại. Tan cuộc, mâm cỗ chỉ vơi một chút... Thật là lãng phí. Xem ra, đám cưới ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, “con gà tức nhau tiếng gáy”, ganh đua nhau chỉ sợ cỗ cưới nhà mình “bé quá”. Giá như các đôi bạn trẻ đều có ý thức tiết kiệm để ngày cưới không còn là nỗi lo gánh nặng cho các bậc cha mẹ. Với những gia đình khá giả thì khỏi phải bàn nhưng nhiều gia đình ở nông thôn kinh tế còn khó khăn mà phải “chạy đua” cùng thiên hạ để rồi sau ngày vui là những chuỗi ngày vất vả  để “kéo cày trả nợ” thì thật buồn...

 

                                                            Ngọc Anh

 

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục