Không khí của buổi gặp ấm cúng và cảm động, các đại biểu cùng được xem trước hai tập 6 và tập 10 của bộ phim “Huyền thoại tàu không số” sẽ phát trên VTV1 từ ngày 3.10.

Không khí của buổi gặp ấm cúng và cảm động, các đại biểu cùng được xem trước hai tập 6 và tập 10 của bộ phim “Huyền thoại tàu không số” sẽ phát trên VTV1 từ ngày 3.10.

Cuộc gặp gỡ báo chí, giới thiệu sách và phim tài liệu “Huyền thoại tàu không số” diễn ra ngày 28.9 tại Hà Nội.

 

Đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn VN, NSƯT Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh VN - đến dự với Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển và các cựu chiến binh đoàn tàu không số...

Huyền thoại

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để trực tiếp chi viện cho chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị và Quân uỷ T.Ư đã quyết định mở con đường vận chuyển chiến lược trên biển Đông và từ năm 1961 đến 1975 đã có hàng trăm con tàu không số của Đoàn 759 (tức Đoàn 125 sau này) vượt biển chở vũ khí cho quân dân Nam Bộ...

Ông Trần Văn Hữu - Chủ tịch Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển - nhấn mạnh: “Việc chuyển vũ khí vào chiến trường bằng đường biển trong chiến tranh là vô cùng ác liệt; bởi thiên nhiên khắc nghiệt, kẻ thù gian ác, mưu mô, nhiều thủ đoạn. Làm nên huyền thoại là những con người giản dị, nhưng kiên gan, bền bỉ, mưu mẹo và tinh thần quả cảm, thể hiện sự độc đáo tài tình của chiến tranh nhân dân. Cuốn sách và bộ phim tài liệu về đoàn tàu không số ra đời đúng dịp này để kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển, làm sống lại quá khứ hào hùng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu (ảnh): “Cái vĩ đại đường lối chiến tranh cách mạng của dân tộc ta thể hiện đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là bài học lịch sử quan trọng. Đường Hồ Chí Minh trên biển là kỳ tích có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Năm nay, sau hội thảo ở Hải Phòng về đoàn tàu không số”, Nhà nước đã quyết định sẽ tổ chức kỷ niệm trọng thể ngày truyền thống đoàn tàu không số.

Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: “Trước đây chúng tôi không được biết đến đường Hồ Chí Minh trên biển, mãi cho đến năm 1976 mới manh nha được biết từ nhà văn Đình Kính. Sự vĩ đại của đường Hồ Chí Minh trên biển và con tàu không số làm tôi nhớ đến câu thơ “Việc ta làm mà chính ta kinh ngạc” (thơ Chính Hữu).

Hội Nhà văn cũng vinh dự vì có nhiều nhà văn viết những tác phẩm làm sống lại những chiến công oanh liệt của quân dân ta, trong số đó, nhà văn Đình Kính được mệnh danh “người đánh bắt xa bờ” của Hội Nhà văn, với thế mạnh am hiểu về lĩnh vực hải quân, anh đã hoàn thành tập ký “Huyền thoại tàu không số”.

Những chuyện cảm động

Ít ai ngờ doanh nhân Đào Hồng Tuyển lại là Phó Chủ tịch Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển, là một người lính trực tiếp trên con tàu không số. Trong sự xúc động, ông Tuyển bộc bạch: “Trong chiến tranh, những người lính trên tàu không số đã thầm lặng, thời bình họ lại lặng lẽ và hiện trên 80% sống dưới mức nghèo khổ. Sự hy sinh của các chiến sĩ trên tàu không số là vô cùng. Tàu không số thường  đi trong dông tố, bão táp để che mắt quân thù và lính hy sinh nhiều không kể xiết. Trong khi các đơn vị khác chiến công của họ được tuyên dương ngay, thì những người lính con tàu không số vẫn sống trong im lặng”.

Nhà văn Đình Kính nói: “Khi tôi viết cuốn sách này, tôi mới thấu hiểu thế nào là nhân dân. Họ hy sinh tự nguyện mà không hề đòi hỏi một lời được ghi nhận, được tôn vinh. Có những hy sinh khó kể. Như thời xây dựng bến tàu ở Cà Mau để đón vũ khí, 1 người lính trẻ vì nhớ vợ mới cưới mà nhiều lần trốn về nhà. Hôm đó, vào 3h sáng, anh ta lại trốn. Không khuyên nhủ được anh ta, người chính uỷ đã quyết định cho quân nổ súng, để bảo vệ bí mật con đường. Vị chính uỷ ấy đã thức trọn đêm đó, sáng sau tóc bạc trắng. Và rồi, cả cuộc đời ông bị dằn vặt bởi quyết định nổ súng ấy”.

Cuốn sách ký “Huyền thoại tàu không số” của nhà văn Đình Kính dày 400 trang, do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Và anh cũng là tác giả kịch bản cho bộ phim tài liệu 10 tập “Huyền thoại tàu không số” sẽ phát sóng vào 21h30 thứ hai, thứ ba, thứ năm hằng tuần từ đầu tháng 10 trên VTV1 mà đạo diễn phim là nhà văn Minh Chuyên.

Đạo diễn phim - nhà văn Minh Chuyên: “Chúng tôi bắt đầu quay phim từ 2008, trước khi có kịch bản của anh Đình Kính. Khi nhận kịch bản đầu năm nay của anh, chúng tôi rất vui mừng. So với kịch bản có 50 nhân vật, đoàn làm phim trong quá trình đi thực tế, đã phát hiện thêm nhân vật và cuối cùng bộ phim đã chọn ra 100 nhân vật điển hình, 100 câu chuyện xuyên suốt và tìm cách kết nối phản ánh hiện thực nghiệt ngã, sự xúc động... Phim có sử dụng tư liệu quân đội Mỹ quay tại chiến trường miền Nam, từ phim “Cuộc chiến VN những điều chưa biết” hay cuộn băng về hải thuyền VN đụng độ tàu chiến Mỹ mà tôi có trong cuộc gặp với một người nước ngoài từ LHP Pusan (Hàn Quốc)...                 

 

                                                                            Theo Báo LĐ

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục