Adonis (Ali Ahmad Said).

Adonis (Ali Ahmad Said).

Sau khi đoạt giải thưởng Goethe của Đức hồi đầu năm, nhà thơ Adunis (Tên thật là Ali Ahmad Said Asbar, người Syria) đang trở thành nhà văn châu Á sáng giá nhiều khả năng được giải Nobel Văn học năm nay, dự kiến công bố vào tháng tới.

 

Thi sĩ Ali Ahmad Said Asbar, năm nay 81 tuổi, được nhận định “là nhà thơ A rập nổi tiếng nhất hiện nay”. Với nhiều lần được đề cử, Ali Ahmad Said Asbar đang được dư luận chú ý, nhất là với tư cách đại diện cho một vùng văn hóa Trung Đông. Tác phẩm của ông gồm có: Songs of Mihyar the Damascene, If Only the Sea Could Sleep, The Pages of Day and Night, An Introduction to Arab Poetics…

Một ứng cử viên nặng ký khác là Tomas Transtromer. Nhà thơ Thụy Điển này có tác phẩm dịch ra 55 thứ tiếng. Năm 2010, nhiều người tin rằng ông sẽ được trao giải, nhưng cuối cùng 18 thành viên của Viện Hàn lâm đã bỏ phiếu cho nhà văn Pê-ru Mario Vargas Llosa. Thụy Điển thường rất cẩn trọng trong việc đưa ứng cử viên của nước họ lên bục cao nhất, nhưng với một nhà thơ nổi tiếng đã ở tuổi 80 như Tomas Transtromer, người ta cũng cho rằng ông có nhiều khả năng sẽ chiến thắng trong “cuộc đua” tại Viện hàn lâm Thụy Điển.

Nhà văn ẩn dật người Mỹ Thomas Pynchon, một trong số các nhà văn nổi tiếng nhất của văn học Mỹ cũng nằm trong số ứng cử viên. Ông sinh năm 1937, sau hàng chục năm im ắng mới in cuốn tiểu thuyết dày 1085 trang có tên Against the Day. Tác phẩm của ông không dễ đọc với số đông và thường tạo ra những cuộc tranh luận mỗi khi nó xuất hiện.

Tác giả người Nhật Bản quen thuộc với độc giả Việt Nam là Haruki Murakami tiếp tục được vinh danh trong danh sách dự đoán được giải của hãng cá cược Ladbrokes. Ông là một trong số các tác giả ăn khách hiện nay.

Nữ tiểu thuyết gia Assia Djebar của Algeri, viết bằng tiếng Pháp, tiếp tục lọt vào số những nhà văn có tiềm năng thắng giải. Bà hiện đang giảng dạy văn học Pháp ngữ tại Đại học New York và được xem là nhà văn Bắc Phi có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay. Năm 2005 Assia Djebar là người Bắc Phi đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp.

Một nhân vật khác từ châu Á là nhà thơ Hàn Quốc Ko Un cũng lọt vào danh sách ứng cử viên. Ông vừa làm thơ vừa viết truyện ngắn, tiểu luận phê bình, viết truyện cho trẻ em, với khoảng 140 tác phẩm đã được in, trong đó có những cuốn bán rất chạy. Sách của ông được in ra 20 thứ tiếng. Tác giả cũng thỉnh giảng cho nhiều trường đại học danh tiếng như California, Berkeley, Harvard. Nhà thơ sinh năm 1933, người xứ Kim Chi này từng sáng lập tờ báo chuyên về đạo Phật và chủ trì nhiều tu viện Phật giáo.

Tác giả người Ireland ông John Banville sau khi đoạt giải Franz Kafka hồi tháng 5 cũng trở thành ứng cử viên đáng chú ý. Giải thưởng Franz Kafka rất uy tín và được xem là một giải “tiền Nobel”. John Banville sinh tại Ireland năm 1945. Ông đoạt rất nhiều giải thưởng quốc tế trong sự nghiệp.

Với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trên toàn cầu được đề cử, giải thưởng Nobel văn chương năm nay trở nên “nóng” hơn bởi sự cạnh tranh khá căng thẳng. Riêng với người châu Á, sau giải thưởng của nhà văn Cao Hành Kiện vào năm 2000, dường như giải thưởng văn chương cao nhất này vẫn chưa tìm được chủ nhân thích hợp. Bản thân Cao Hành Kiện là người Trung Quốc nhưng được giải với tư cách công dân Pháp (ông nhập quốc tịch Pháp năm 1998).

Năm nay, hãng cá cược Ladbrokes đánh giá rất cao khả năng đoạt giải của Adonis (Ali Ahmad Said). Ông sinh năm 1930 tại Syria, tốt nghiệp ngành triết năm 1954. Năm 1955 ông bị bắt giam sáu tháng vì tham gia đấu tranh chính trị với tư cách đảng viên Đảng Xã hội. Năm sau, ông trốn sang Li Băng. Những năm 1960, ông đã tu học ở Pháp, sau đó trở thành giáo sư văn chương Ả Rập.

Với hơn 20 cuốn sách đã in, chủ yếu là thơ và phê bình văn học, ông nhiều lần đã được đề cử giải Nobel văn chương và trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá cho giải năm nay.

 

                                                                     Theo Báo Nhandan

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục