Lâu lắm mới thấy một vở diễn có tìm tòi và xây dựng được một kết cấu chặt khá hấp dẫn, có tính thuyết phục như Khi hoa nở trái mùa của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Vở diễn dung dị nhưng sâu lắng với một thông điệp về sự thức tỉnh của con người dù có lúc lầm lỗi.

Tác giả Chu Thơm tỏ ra có nghề nhưng không “thợ” với cách xây dựng nhân vật. Chú rể Phong trong ngày cưới phát hiện trong đống quà mừng “chiếc khăn trinh tiết” của ai đó gửi và cơn ghen, sự hồ đồ ích kỷ khiến anh ra đi bỏ mặc cô dâu Hoài với đứa con trong bụng. Hoài bị oan và không thể thanh minh đã tìm đến cái chết. Tại bờ sông, Hoài gặp người bạn cũ là nghệ sĩ nhiếp ảnh cứu và rồi họ lấy nhau.

Cái bi kịch khởi đầu ấy đeo đẳng suốt 20 năm dù Thiết yêu con riêng của vợ như con đẻ. Lòng biết ơn không làm nên tình yêu và Thiết chán chường sa vào rượu chè cùng những cuộc tình bất tận. Hoài muốn ly hôn nhưng Thiết không đồng ý. Phong sau 20 năm tìm về muốn nhận lại con nhưng Hoài cũng chẳng thuận.

 Cảnh trong vở Khi hoa nở trái mùa.

Thế rồi toàn bộ tuyến kịch và nhận thức của các nhân vật bỗng đảo ngược khi Thiết bị trọng bệnh. Biết mình sắp chết, Thiết đồng ý ly hôn nhưng Hoài lại đau đớn phản đối là một nét nhân bản khi viết về phụ nữ. Nguyện vọng của Thiết trước khi chết muốn được ghép trái tim mình cho con nuôi đang bị bệnh tim bẩm sinh và muốn nói lên sự thật nhưng Phong lại muốn giữ kín vì người nuôi dưỡng, yêu thương con mình mới thực sự là cha. Với cách tổ chức xung đột để thay đổi nhận thức nhân vật theo kiểu đảo chiều của tác giả làm vở diễn có chiều sâu, mang được tính nhân văn sâu sắc.

Đạo diễn, NSƯT Trần Quang Hùng sau một loạt vở dàn dựng thành công gần đây như một hiện tượng sân khấu lại một lần nữa thành công trong cách thể hiện kịch bản bằng ngôn ngữ đạo diễn rất riêng, có phong cách ở Khi hoa nở trái mùa. Không sa vào trò, miếng để câu khách dễ dãi, anh tìm sự hấp dẫn của vở diễn qua việc khai thác chiều sâu nội tâm nhân vật, đi đến tận cùng những góc khuất của tâm hồn nhân vật. Lớp kịch “trả ảnh người tình cũ” gọn mà sinh động thể hiện sự bất cần, thậm chí ích kỷ của nhân vật nhưng trong con người ích kỷ ấy có tình yêu thương con nuôi thật sự, yêu đến nồng nàn. Những chi tiết kịch được đạo diễn chăm chút, chuẩn bị khiến hành động kịch phát triển tự nhiên, tính cách nhân vật và phẩm chất bên trong được bộc lộ một cách logic, làm nên tính thuyết phục. Cảnh  kịch “trong bệnh viện” là cảnh kịch xúc động nhất mang được thông điệp toàn vở diễn nhưng không gò ép và áp đặt. Xúc động còn bởi cảm xúc khán giả được đạo diễn chuẩn bị suốt tuyến hành động để đến cao trào bùng nổ thành nhận thức về sự cảm thông và tha thứ trong cuộc sống này.

Thành công của vở diễn không thể không nói đến tác giả chuyển thể Triệu Trung Kiên với những lời ca mượt mà, đậm chất dân gian trong một vở kịch hát đích thực chứ không phải “kịch nói pha ca” như vẫn thường gặp.

Giữa lúc sân khấu ngập tràn hề kịch hoặc những vở diễn vô thưởng vô phạt khiến khán giả quay lưng thì sự xuất hiện của Khi hoa nở trái mùa là một tín hiệu đáng mừng bởi sự nghiêm túc trong kịch bản và dàn dựng cũng như tính nhân văn trong nội dung vở diễn.

Khi hoa nở trái mùa là vở diễn đáng xem và suy ngẫm. Tập thể sáng tạo của Nhà hát Cải lương Hà Nội đã lao động nghiêm túc, để lại được dấu ấn trong lòng khán giả sau đêm diễn với những dấu hỏi cõng nặng suy tư trong đầu khi tấm màn nhung khép lại…  

 

                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục