Như một thông lệ, vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới, người ta có thói quen ngoái nhìn lại 365 ngày đã qua để soát lại những gì đã làm được. Nếu sân khấu (SK) 2010 tưng bừng, náo nhiệt khác thường bởi chương trình biểu diễn cộng hưởng từ không khí Ðại lễ long trọng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì SK 2011 trầm lắng hơn, nhưng là những hoạt động đi sâu vào phương diện chuyên môn mà bản thân ngành nghề đòi hỏi.

Dường như trong năm 2011, cả giới SK đều ráo riết suy tư vào ý hướng làm thế nào tìm cho ra những biện pháp khả thi, từng bước đưa SK thoát tình trạng khủng hoảng nặng nề lâu nay kìm hãm sự tồn tại và phát triển bình thường của nó.

Xét trên bề mặt, sinh hoạt SK nổi bật 5 sự kiện:

1. Liên hoan (LH) SK Tuồng truyền thống lần thứ 2 tổ chức tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ 25 – 30/4. 7 đơn vị tuồng chuyên nghiệp đã trình diễn 9 vở diễn phục dựng lại những kịch bản tuồng cổ mẫu mực. LH cho thấy ngành tuồng đã xây dựng được một đội ngũ diễn viên trẻ vừa có thanh có sắc, lại vừa nắm được nghề tuồng, đủ khả năng thể hiện những vai diễn kinh điển, phần nào tiếp nối được các nghệ nhân bậc thầy, các nghệ sĩ tài năng thế hệ trước truyền lại, nhưng đồng thời cũng đặt ra một số vấn đề bức xúc như việc phục dựng các tích tuồng cổ như thế nào là thích hợp: Trung thành tuyệt đối với nguyên bản hay phải có sự cải biên chỉnh lý của hôm nay can thiệp vào? Vai trò của đạo diễn khi dựng các vở truyền thống có gì khác với khi dàn dựng sáng tác mới?...
 
 Cảnh trong Vở chèo Quan lớn về làng.
2. LH nghệ thuật múa rối dân gian toàn quốc lần thứ 1 diễn ra trung tuần tháng 6 tại TP. Hải Dương. Sự góp mặt của 292 nghệ nhân thuộc 15 phường rối dân gian gồm rối nước và rối cạn của các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình với 15 chương trình biểu diễn chọn lọc mang lại cho LH hơi thở của hội hè dân dã quen thuộc. Mục đích của LH này không dừng ở tính chất gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ nhân mà còn là dịp để kiểm kê hiện trạng của múa rối dân gian, kêu gọi sự quan tâm của các cơ quan chuyên trách Nhà nước, sự tiếp tay cụ thể của các tổ chức xã hội.
 
3. Hội NSSK Việt Nam trên tinh thần nhập cuộc với đời sống, trong năm 2011, ngoài việc phối hợp với Cục NTBD tổ chức một số cuộc LHSK còn tiến hành một số sự kiện mang ý nghĩa và qui mô lớn. Đáng chú ý là Ngày SKVN hoành tráng diễn ra vào đúng ngày giỗ tổ nghề, thu hút đông đảo các thế hệ nghệ sĩ.
 
4. Từ 25/8 – 1/9, tại TP. Hạ Long, Hội NSSK Việt Nam đã tổ chức LH SK Hài toàn quốc lần 1 khu vực phía Bắc. Cái lạ của LH hài lần này là phương thức tổ chức mới mẻ, phù hợp với điều kiện của cuộc sống đương đại. Đó là một LH có bán vé tới rộng rãi các tầng lớp công chúng vùng mỏ chứ không đơn thuần là sinh hoạt nội bộ mà các nghệ sĩ đóng cửa rạp hát để diễn cho nhau xem như thông lệ quen thuộc của các kỳ cuộc LH. Thành công của LH SK Hài còn ở chỗ đặt ra những vấn đề đáng báo động về thực trạng trình diễn hài trên SK nước ta hiện nay. Những vấn đề nổi cộm cần được đi sâu tìm cách tháo gỡ để có thể đóng góp hiệu quả vào quá trình đi tìm tiếng cười lành mạnh trên SK.
 
5. LHSK Chèo đề tài hiện đại tổ chức tại Thái Bình từ 26/11 – 4/12. Tuy chỉ có 13 đơn vị chèo nhưng những ngày LH cũng mang lại được không khí của một cuộc thi đầy căng thẳng, hồi hộp hưng phấn lẫn thất vọng. Các tiết mục mới hoàn toàn hoặc ít ra cũng cũ người mới ta, xoay quanh một đề tại khó khăn hóc búa - đó là chèo diễn tả con người và cuộc sống đương đại. Các đơn vị chèo đều nỗ lực hết mình để tiết mục có cải tiến mới nhưng làm sao không phai nhạt chất chèo. Nhiều làn điệu cổ có sự thay đổi nhất định được dịp cất lên nhưng người sành chèo cảm thấy có phần lạm dụng và thắc mắc phải chăng cứ nhồi nhét thật nhiều lớp hát có chèo là ra được vị chèo? Đa phần các vở diễn vẫn xoay quanh tích chuyện và những vấn đề quen thuộc đã đặt ra từ những cuộc LH, hội diễn trước và kết quả giải thưởng không thật tâm phục khẩu phục.

SK ở 2 trung tâm lớn là Hà Nội và TP. HCM vẫn giữ được phong độ. Nhưng nếu ở Hà Nội, các đoàn nghệ thuật Nhà nước vẫn độc diễn, chẳng có đối thủ cạnh tranh nên dễ rơi vào đơn điệu thì tại TP.HCM, thế thượng phong mấy năm qua thuộc về SK xã hội hóa, còn những đoàn nghệ thuật do Nhà nước quản lý, bao cấp chỉ cố duy trì sự tồn tại của mình một cách chật vật. Do vậy, bức tranh toàn cảnh SK TP.HCM năm 2011 đa sắc, đa chiều hơn.

Nhìn tổng quát hoạt động SK 2011 có thể thấy năm qua, khu vực SK truyền thống như một nét nhấn đậm trong năm. Nếu kịch hát, đặc biệt là chèo và cải lương đang gắng gỏi tìm cách bứt phá thì kịch nói vốn năng động tỏ ra chững lại. Tâm thức người Việt vốn xem trọng khoảnh khắc giao thừa, khép lại năm cũ, mở đầu năm mới. Trên tinh thần đó, động thái ngoái nhìn lại diện mạo SK cả nước 2011 hẳn sẽ rất bổ ích trong nhận thức lẫn hành động soạn sửa hành trang tiến vào năm 2012. 

 

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục