Thi đánh mảng tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012. ảnh Cẩm Lệ

Thi đánh mảng tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012. ảnh Cẩm Lệ

(HBĐT) - Đầu xuân Nhâm Thìn, chúng tôi đã có dịp hoà mình vào nhiều lễ hội lớn của tỉnh như Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), Xên bản, xên mường (Mai Châu), Đu Vôi (Lạc Sơn), chùa Tiên (Lạc Thuỷ)... để cùng nhân dân nô nức vui xuân, đón năm mới.

 

Len lỏi trong dòng người đi trẩy hội, chợt bùi ngùi nhận ra rằng những trò chơi truyền thống rèn luyện sức khoẻ, sự khéo léo như chơi đu, đánh mảng, ném còn dường như đang mất dần đi sự hấp dẫn. Vì người lớn giờ đây bị thu hút nhiều hơn bởi vui chơi có thưởng, trẻ em thì say sưa với trò chơi điện tử. Các trò chơi dân gian tại tỉnh ta đang đứng trước nguy cơ mai một - đó là một thực tế đáng được quan tâm hiện nay.

 

“Ngày xưa, người Mường hầu như ai cũng biết đi kà kheo, đi kà kheo xung quanh nhà sàn. Có người giỏi còn đi lên được cả bậc thang nhà sàn nữa. Mỗi người tự làm một đôi cà kheo riêng để vừa tay cầm, vừa chân. Ngày tết thường tổ chức thi đi kà kheo ở các bãi đất trống. Muốn đi được kà kheo, phải nhanh nhẹn, khéo léo; muốn thế thì phải tập từ khi còn bé. Trước kia, trẻ con Mường đứa nào cũng biết đi kà kheo, giờ thì chẳng thấy có đứa nào biết đi nữa”. Không giấu sự ngậm ngùi, mế Đinh Thị Thuỷ, xóm Bún, xã Yên Mông, TPHB kể lại cho chúng tôi nghe về những trò chơi dân tộc Mường truyền thống. Theo thời gian, trong xu thế hội nhập vì sự ảnh hưởng của nhiều trào lưu văn hoá và tác động của cơ chế thị trường đã dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Trong đó có sự mai một của các giá trị văn hoá truyền thống nói chung, trò chơi dân gian truyền thống nói riêng.

 

Nền văn hoá Hoà Bình từ lâu đã được biết đến với những bản sắc văn hoá truyền thống rất riêng. Nơi cửa ngõ Tây Bắc, Hoà Bình đã hội tụ được 7 dân tộc anh em là Mường, Kinh, Dao, Thái, Tày, Mông, Hoa cùng chung sống đoàn kết. Vì sự hội tụ đông đảo đó mà các trò chơi dân gian được diễn ra trên địa bàn tỉnh ta cũng rất phong phú. Người Mường có trò đánh cẳl, cò le, đánh mảng, trò đè khà, bắn nỏ, thi đi kà kheo... Người Thái có trò chơi “gọi nàng sọt”, “khấn rượu cần đoán số”... Người Mông có trò ném Pópo, Tầu tu lu... Người Tày có trò ném còn, bắn nỏ, kéo co, đánh đu, đánh đuốn... Người Dao có trò đá càu, kéo co, nhảy giây, đánh đu...

 

 Các trò chơi của những dân tộc trên địa bàn tỉnh ta thường gắn bó với thiên nhiên và sử dụng tất cả những phương tiện, vật liệu mà họ sẵn có. Những trò chơi của người lớn chủ yếu nhằm rèn luyện sức lực, tài năng, sự thông minh và khéo léo. Ngoài ra, các trò chơi dân gian còn rèn cho người chơi tính kiềm chế, nhẫn nại, mềm mỏng nhưng quyết liệt; đó là những phẩm chất rất quý giá của con người. Những trò chơi của trẻ em đòi hỏi sự khéo léo, sức khoẻ và tinh thần đồng đội, đoàn kết. Giá trị, ý nghĩa và sự cần thiết của trò chơi dân gian đã được lịch sử chứng minh.

 

Tuy nhiên, trên thực tế thì những trò chơi dân gian này đã mai một đi rất nhiều; nhiều trò chơi đã không còn thấy xuất hiện. Dường như giờ đây các trò chơi dân gian chỉ còn xuất hiện trong dịp lễ hội đầu xuân, ngày hội làng...

 

Trước thực trạng đáng lo ngại này, ngành Văn hoá đang triển khai nhiều hoạt động bảo tồn, lưu giữ và phát triển trò chơi dân gian. Kết quả thống kê của Sở VH-TT & DL cho thấy, hiện nay tỉnh ta đang duy trì được 95 trò chơi dân gian của 5 dân tộc chính. Trong đó, có đến trên 80% số trò chơi có dáng dấp giống nhau ở các dân tộc. Để làm sống lại các trò chơi dân gian, ngành Văn hoá đang tích cực tổ chức các hoạt động như hội xuân, hội thi các môn thể thao dân tộc. ông Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn cho biết: Hàng năm, huyện đều tổ chức Hội xuân VH-TT mừng xuân, trong đó có nội dung thi tài các môn thể thao dân tộc. Vừa rèn luyện sức khoẻ, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân, vừa truyền dạy lại cho thế hệ trẻ.

 

Ngành Văn hoá đang nỗ lực thông qua các trò chơi dân gian để nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của con người; giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và văn   hoá dân tộc truyền thống. Đồng thời, từng bước nâng tầm các trò chơi dân gian dân tộc thiểu số trở thành môn thể thao đại chúng.                     

 

                                         

                                                                    Dương Liễu

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục