Kỷ lục châu Á mới - bánh Phượng Hoàng vũ lớn nhất. (Ảnh: Hạnh Long/Vietnam+)

Kỷ lục châu Á mới - bánh Phượng Hoàng vũ lớn nhất. (Ảnh: Hạnh Long/Vietnam+)

Ngày 27/10, chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 23 đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Tại cuộc hội ngộ lần này, 12 món ăn Việt Nam lần đầu tiên chính thức được xác lập kỷ lục châu Á được xướng tên, bao gồm phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, bún thang Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mỳ Quảng, phở khô Gia Lai, bánh Khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài Gòn, cơm tấm Sài Gòn.

Tổ chức Kỷ lục châu Á đã căn cứ vào tiêu chí giá trị ẩm thực châu Á xác lập kỷ lục châu Á cho 12 món ăn này.

Bên cạnh đó, sáu kỷ lục châu Á mới dành cho các kỷ lục gia, đơn vị sở hữu kỷ lục Việt Nam cũng được xác lập và công bố. Đó là nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn - người sáng tạo ra âm nhạc CROR đã thực hiện thành công Quyển sách âm nhạc CROR độc đáo và sáng tạo được ấn loát với kích thước lớn nhất; nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà và thạc sỹ Phan Tôn Tịnh Hải với tác phẩm Phượng Hoàng vũ bằng bánh lớn nhất; nghệ nhân Ý Lan - người tìm ra nhiều màu cát tự nhiên nhất; nghệ sỹ Mai Đình Tới - người có nhiều nhạc cụ tự chế độc đáo nhất...

Tại chương trình, cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam tiếp tục chào đón 43 kỷ lục gia và đơn vị sở hữu kỷ lục mới, trong đó có 7 kỷ lục về môi trường. Các kỷ lục về văn hóa chiếm đa số, trong đó nổi bật là pho tượng Phật mẫu Đại Tuệ bằng đồng lớn nhất; công trình “Thuyết nhân quả” xây dựng trong Khu du lịch hồ Núi Cốc...

Giáo sư-tiến sỹ Trần Quang Hải và Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn (Bắc Ninh) được xác lập hai kỷ lục mới là người Việt Nam đầu tiên phổ biến (giảng dạy, biểu diễn) đàn môi tại nhiều nước trên thế giới và người đầu tiên phát động phong trào “Nghìn việc tốt” cho thiếu nhi vào năm 1963.

Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Văn Lượng, sinh năm 1957 tại Hải Phòng xác lập kỷ lục khi  thực hiện 206 bộ phim truyền hình nhiều thể loại để nói về đề tài đất nước-con người biển đảo.

Anh Nguyễn Sơn Lâm, nạn nhân chất độc da cam (chỉ cao 90cm, nặng 27kg, đi lại bằng nạng gỗ) nhưng đã lên đến đỉnh núi Fansipan; nhiếp ảnh gia Nguyễn Á với quyển sách “Họ đã sống như thế” - quyển sách tập hợp nhiều ảnh nhất về người khuyết tật với 836 bức ảnh, 94 câu chuyện về 102 con người khuyết tật đáng kính về ý chí, về nghị lực cũng xác lập kỷ lục./.

                                                                               Theo Vietnam+
 
 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục