Các nhà quản lý và hoạt động lữ hành tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Các nhà quản lý và hoạt động lữ hành tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Hồ Chí Minh từ lâu được biết đến như một địa chỉ quen thuộc trong các tua du lịch nội thành Hà Nội, nơi khắc họa rõ nét cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc. bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng trưng bày, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã và đang liên kết với các đơn vị lữ hành đa dạng hóa sản phẩm và hệ thống dịch vụ phục vụ khách tham quan.

 

PÔN GIN-BỚT, một vận động viên đua xe đạp nghiệp dư, từng đạp xe xuyên Việt từ TP Hồ Chí Minh đến Hà Nội để du lịch, đã đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh qua lời kể của nhiều người bạn. Chàng trai 23 tuổi vốn ngưỡng mộ sự thanh bình và lòng hiếu khách của đất nước Việt Nam đang phát triển. Anh cũng đã đọc nhiều về lịch sử dân tộc này, về hai cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ nền độc lập, tự do mà họ đã giành được và thực hiện công cuộc giải phóng miền nam, thống nhất đất nước trong thế kỷ 20 nhiều biến động,

gắn với tên tuổi Nhà yêu nước vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn của Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự thắc mắc của Pôn giờ đây mới có lời đáp khi tận mắt nhìn thấy những hình ảnh, hiện vật "kể" về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người.

Khi bắt đầu tham quan bảo tàng, Pôn hay bất kỳ du khách nào cũng không khỏi hào hứng trước không gian lịch sử được tái hiện bởi sự sáng tạo hiện đại trong trưng bày cũng như thiết kế, kết hợp hài hòa với bản sắc dân tộc truyền thống, phù hợp giữa hình khối, mầu sắc và âm thanh. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi tập hợp rất nhiều tài liệu, hiện vật, phiên bản gốc quý giá về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khánh thành ngày 19-5-1990, đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Bác, công trình được xây dựng thể theo nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và để ra sức học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người. Ðây cũng là không gian tái hiện về những chặng đường vẻ vang của cách mạng Việt Nam và lịch sử dân tộc Việt Nam. Nằm ở vị trí trung tâm của tòa nhà bảo tàng là bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh toát lên vẻ hiền hậu, bao dung. Bác Trịnh Nhật Bảo, 60 tuổi, quê ở Kiên Giang mải mê đứng ngắm bức tượng của Người với ánh mắt kính trọng: "Thời của chúng tôi được trực tiếp gặp Bác  Hồ là một niềm mong ước mà không phải ai cũng thực hiện được. Nay đứng trước khuôn hình Người vẫn ấm áp, trìu mến như vậy quả đáp ứng được lòng mong muốn bấy lâu của tất cả mọi người". Ðây cũng là tâm sự chung của rất nhiều người dân Việt Nam ở mọi miền đất nước, cũng như sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế.

 Theo Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Chu Ðức Tính, trong năm 2012, bảo tàng đã tiếp đón hơn 1,3 triệu lượt khách tham quan. Con số không hề nhỏ cho thấy sức hấp dẫn của Bảo tàng Hồ Chí Minh và khẳng định vị thế của một điểm đến quan trọng của ngành du lịch Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Hiện tại bảo tàng đang không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung trưng bày và theo các chuyên đề hằng kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, trong đó chú trọng các nội dung chuyên đề phù hợp với thế hệ du khách trẻ người nước ngoài hôm nay đang mong muốn tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đất nước và con người Việt Nam. Một khó khăn đối với hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh là đội ngũ hướng dẫn viên tham quan chỉ có 15 người. Mặc dù đáp ứng được bốn ngoại ngữ thông thường: tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc và tiếng Nga, nhưng với số khách tham quan lên đến hơn 1,3 triệu lượt người mỗi năm thì khó đáp ứng đủ theo yêu cầu. Chưa kể đến công tác đào tạo hướng dẫn viên cũng cần tổ chức thường xuyên, nhằm củng cố kiến thức cho những người đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách tham quan. Theo Phó Vụ trưởng Lữ hành Nguyễn Anh Tuấn, Bảo tàng Hồ Chí Minh nên tăng cường hơn nữa việc liên kết tuyên truyền, quảng bá với các trường học để tổ chức chương trình ngoại khóa ngay trong bảo tàng. Ðiều này vừa là để thế hệ trẻ có thêm nhiều thời gian tiếp cận với bảo tàng, vừa tạo môi trường tiếp xúc tốt cho việc quảng bá bảo tàng thông qua giáo dục. 

Tại cuộc hội thảo liên kết giữa ngành du lịch với bảo tàng, Phó Tổng cục trưởng Du lịch Nguyễn Mạnh Cường cũng khẳng định: "Việc hoàn thiện sản phẩm du lịch đáp ứng được sự đặc sắc, hấp dẫn đối với nhu cầu mới là điều cần thiết đối với hoạt động của các bảo tàng nói chung". Ðó cũng là một nhiệm vụ đặt ra đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển chung của ngành bảo tàng và du lịch nước ta.

 

                                                                              Theo Báo ND

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục