Đêm hội tại thị trấn huyện Mộc Châu.

Đêm hội tại thị trấn huyện Mộc Châu.

Vào 20 giờ, tối 1-9, tại sân vận động huyện Mộc Châu (Sơn La) đã diễn ra lễ khai mạc đêm hội, với chủ đề: “Mộc Châu rực rỡ sắc hoa”. Đây là tâm điểm trong chuỗi các hoạt động của ngày hội văn hóa – du lịch các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2014 chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

 

Đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, cứ vào dịp Quốc khánh 2-9, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu lại nô nức tập trung về trung tâm huyện để vui hội, tỏ lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ, Chính Phủ đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Khởi nguồn, từ nhiều năm 70, 80 của thế kỷ trước, cứ dịp Tết Độc lập 2-9 đồng bào Mông từ mọi vùng kéo về trung tâm huyện vui chơi. Năm này qua năm khác, từ đó ngày 2-9 đã trở thành ngày hội truyền thống – vui Tết độc lập chung của các dân tộc Mộc Châu.

Ngày hội văn hóa – du lịch năm nay được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 45 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Thiết thực triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước vừa được thông qua. Đồng thời, đây cũng là dịp triển khai nhiều hoạt động hướng tới việc đề nghị Chính phủ sớm thông qua quy hoạch tổng thể đưa Mộc Châu thành Khu du lịch quốc gia.

Theo Ban tổ chức, ngày hội văn hóa – du lịch năm nay đã thu hút một lượng khách lớn nhất từ trước tới nay, vào khoảng 27.000 - 28.000 lượt khách (năm 2013 có koảng 20.000 lượt khách) từ khắp mọi miền về tham dự. Đến tham dự ngày hội năm nay còn có đại diện các huyện kết nghĩa với huyện Mộc Châu, gồm: Huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mỹ Đức (Hà Nội), Sa Pa (Lào Cai).

Để bảo đảm cho cho đồng bào các dân tộc và du khách về dự an toàn, vui tươi, phấn khởi, huyện Mộc Châu đã thành lập Ban chỉ đạo tổ chức lễ hội, triển khai nhiều phương án bảo vệ, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội, thực hiện ký cam kết với các nhà nghỉ, hàng quán bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và không tăng giá, nhằm mang lại cảm giác tốt nhất cho đồng bào và du khách khi đến với Mộc Châu. Hiện nay phòng nghỉ không còn chỗ, nhưng giá phòng nghỉ chỉ tăng so với ngày thường khoảng 20-30%, một số đoàn có lượng khách lớn được huyện tạo điều kiện tổ chức nghỉ tại các nhà nghỉ cộng đồng, trong khu dân cư, đây cũng là hình thức du lịch trải nghiệm thú vị.

Ngày hội văn hóa năm nay có nhiều nội dung đa dạng về các hoạt động văn hóa - du lịch, vui chơi giải trí. Trong đó, đáng quan tâm có hoạt động hội chợ du lịch nông nghiệp, trưng bày hoa qủa, sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Mộc Châu, như: sữa, chè, hoa, rau sạch, các sản phẩm đặc sản cao nguyên, v.v… ngoài ra, còn có trại văn hóa, văn hóa ẩm thực; văn hóa cộng đồng đường phố; trưng bày, triển lãm bản sắc văn hóa các dân tộc Mộc Châu; Hội hoa - du lịch Mộc Châu; Hội thi ẩm thực các dân tộc tỉnh Sơn La; các hoạt động thể thao dân tộc và trò chơi dân gian (như thi giã bành dày, thi nấu cơm, tung còn, đánh tu lu, ném pao, vật gậy, rồng ấp trứng. Các điểm vệ tinh như: Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao tại của khẩu quốc gia Lóng Sập; Lễ hội Hết Chá tại Hồ Rừng Thông (xã Đông Sang) và các hoạt động khác tại các bản du lịch cộng đồng. Các hoạt động trên thật sự là một ngày hội, được chuẩn bị và tổ chức chu đáo đã đem lại những cảm giác về công cuộc đổi mới trên cao nguyên Mộc Châu, cũng như nhiều miền quê miền núi Tây Bắc của Tổ quốc.

Biểu diễn văn nghệ trong đêm “Mộc Châu rực rỡ sắc hoa”.

Trong đêm chính hội hôm nay, xen kẽ giữa các màn bắn pháo bông là các hoạt động văn hóa. Phần lễ khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống, Tết Độc lập là một nét văn hóa đặc sắc của đông bào dân tộc Mông và các dân tộc huyện Mộc Châu. Qua đây tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu đang kỳ vọng xây dựng Mộc Châu thành điểm đến thân thiện - cửa ngõ vào miền Tây Bắc thành khu du lịch quốc gia vào cuối năm nay.

Trong buổi tối hôm nay, đại diện cho các dân tộc các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện, trình diễn các tiết mục văn hóa đặc sắc. Đồng bào dân tộc Mông có điệu múa khèn, dân tộc Dao múa chuông, dân tộc Thái nhảy sạp, v.v…Kết thúc phần hội là màn múa xòe đại, với một vòng xòe lớn thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc Mộc Châu - Sơn La.

Sáng 2-9, ngày hội văn hóa tiếp tục được tổ chức tại của khẩu Lóng Sập. UBND huyện phối hợp với đồn biên phòng 469 tổ chức cho nhân dân hai bên biên giới vui Tết Độc lập, tằng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào.

 

                                                                                Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục