(HBĐT) - Đảng bộ huyện Tân Lạc đã và đang đổi mới tư duy, cách làm, triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo. Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các nhiệm vụ chính trị và có những sản phẩm cụ thể, mở ra cơ hội phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Xây dựng Tân Lạc trở thành huyện phát triển trung bình của tỉnh, đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sống của người dân.




Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường được huyện Tân Lạc quan tâm. 
Ảnh: Lễ hội chùa Kè, xã Phú Vinh năm 2023. 

Tân Lạc - Mường Bi sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa dân tộc Mường độc đáo còn được lưu giữ trong sinh hoạt, sản xuất, đời sống… Những năm gần đây, huyện đạt được kết quả quan trọng trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Giữ gìn bản sắc văn hóa gắn phát triển du lịch

Nhiều người vẫn nói, về Tân Lạc là về với cội nguồn giá trị văn hóa Mường, có những địa danh, giá trị văn hoá tồn tại cùng thời gian hiếm nơi đâu có được. Trong sinh hoạt, sản xuất, đời sống có những giá trị văn hoá được công nhận, ghi danh như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi; mo Mường, chiêng Mường, những áng mo Mường bất hủ, sử thi Đẻ đất, đẻ nước, các làn điệu dân ca thường rang, bộ mẹng, ví đúm, tục ngữ, di tích lịch sử văn hóa... Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Mường Bi được quan tâm gìn giữ, lan tỏa.

Chúng tôi trở lại thăm bản Mường Lũy Ải, xã Phong Phú - nơi được xem là thủ phủ Mường Bi, là điểm được quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Xóm Lũy Ải có những nếp nhà sàn truyền thống dưới tán cau, khép mình bên dòng suối hiền hòa, con người mến khách, nhiều giá trị truyền thống của người Mường còn lưu giữ. Xóm đã đón nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Tân Lạc cho biết: Nhiều năm nay, huyện thực hiện các giải pháp bảo tồn giá trị văn hoá, cảnh quan, môi trường để phát triển du lịch. Huyện đã khôi phục, bảo tồn, phát triển các lễ hội truyền thống như: lễ hội Khai hạ, lễ hội chùa Kè - xã Phú Vinh, lễ hội đánh cá suối tháng 3 tại xã Lỗ Sơn… Dàn dựng, biểu diễn các điệu hát múa đặc sắc, tiêu biểu của dân tộc. Xây dựng, triển khai kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa mo Mường, chiêng Mường. Huyện đã xây dựng được một số sản phẩm DLCĐ ở xóm Ngòi (xã Suối Hoa), xóm Chiến (xã Vân Sơn), xóm Bưởi Cạn (xã Phú Cường), khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Lũng Mây, xã Quyết Chiến… Bước đầu có sản phẩm du lịch, định vị Mường Bi trên bản đồ du lịch bằng việc đem lại sự trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Tân Lạc là huyện đầu tiên tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ngày 13/10/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND tỉnh ban hành đề án thực hiện nghị quyết. Đây là cơ hội rất lớn để Tân Lạc phát triển các loại hình du lịch. Huyện đã lựa chọn 3 xóm của 3 xã: Quyết Chiến, Vân Sơn, Ngổ Luông để xây dựng các điểm DLCĐ nhằm lan toả cách thức làm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch bản sắc gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường cho các xã vùng cao. Cùng với đó, huyện phối hợp các sở, ngành chức năng thực hiện các giải pháp tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư, quản lý đất đai, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động du lịch, nhất là khu vực hồ Hoà Bình, hướng tới mục tiêu xây dựng sản phẩm du lịch riêng có ở các xã vùng cao, khu vực hồ Hoà Bình và vùng Mường Bi, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao cuộc sống người dân

Trên hành trình khám phá vùng đất cổ Mường Bi, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với bà Bùi Thị Chứm, xã Nhân Mỹ, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Bà được chứng kiến sự đổi thay của quê hương. Bà Chứm tâm sự: Từ vùng quê nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đến nay, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cán bộ, Nhân dân, điện, đường, trường, trạm được đầu tư. Nhiều mô hình kinh tế mới, ứng dụng KHKT được người dân mạnh dạn đưa vào sản xuất. Diện mạo nông thôn, đời sống người dân đổi thay từng ngày. 

Là huyện có xuất phát điểm thấp nhưng những năm gần đây, Tân Lạc đã chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, XDNTM cải thiện cuộc sống người dân. Huyện ban hành các nghị quyết, chính sách hỗ trợ xây dựng vùng bưởi hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ phát triển sản xuất, huy động hệ thống chính trị tham gia XDNTM. Thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển cây có múi, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mã số vùng trồng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt, phục vụ xuất khẩu. XDNTM gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chương trình XDNTM lan tỏa, tạo bước chuyển tích cực trong nhận thức, hành động của cán bộ, Nhân dân, diện mạo nông thôn khởi sắc. Đến nay, toàn huyện có trên 200 ha cây ăn quả có múi đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, xuất khẩu sản phẩm bưởi sang thị trường châu Âu, cơ cấu vùng mía hàng hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đồng chí Bùi Đức Hiển, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Đến hết tháng 7/2023, huyện có 9/15 xã đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 15,8 tiêu chí/xã. Đến năm 2022, có 13 khu dân cư được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu, 42 vườn mẫu. Năm 2023, huyện đăng ký tham gia 5 sản phẩm OCOP gồm: mật ong tự nhiên - tổ hợp tác xóm Cú, xã Tử Nê; thịt lợn bản địa - HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Sơn, xã Lỗ Sơn; mây tre đan - HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong Phú; măng tươi, măng khô Hòa Bình - Công ty xuất nhập khẩu nông sản Hòa Bình, xã Phong Phú. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo phát triển các mặt hàng nông nghiệp đặc thù như: Bưởi đỏ, rau su su, quýt, tỏi tía Bắc Sơn, rau củ quả trái vụ Quyết Chiến, thảo dược, rau rừng, chè tuyết, gà giống bản địa Ngổ Luông... 

Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Tân Lạc cho biết: Huyện tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của tỉnh, cụ thể hóa các nghị quyết, đề án của tỉnh để phát triển du lịch. Trong đó tập trung triển khai các giải pháp cụ thể bảo tồn, gìn giữ văn hóa để phát triển du lịch. Huyện tăng cường phối hợp các sở, ngành liên quan, tranh thủ, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nhà đầu tư, người dân tham gia hoạt động du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên bản sắc văn hoá, cảnh quan môi trường, xây dựng thương hiệu của du lịch Mường Bi. Rà soát các tiêu chí xã NTM theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đó xác định lộ trình cụ thể để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng các tiêu chí; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất gắn với XDNTM, từng bước hình thành vùng canh tác tập trung sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; thu hút, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, chú trọng phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững; tăng cường triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, phát triển DLCĐ gắn với XDNTM, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sống của người dân.

(Còn nữa)

Hương Lan

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục