Chuyển động Mường Bi: Bài 2 - Đổi mới trong chỉ đạo, điều hành
Thứ ba, 29/8/2023 | 9:27:34 Sáng
(HBĐT) - Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhận thức, tư duy, cách làm và diện mạo Mường Bi thay đổi đáng ghi nhận. Các lĩnh vực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH có những chuyển động tích cực. Có thể thấy được sự chuyển mình rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực KT-XH, từ vùng thuận lợi đến vùng cao, vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc.
Năm 2022, sản phẩm bưởi đỏ xã Thanh Hối (Tân Lạc) được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Những sản phẩm cụ thể
Thị trấn Mãn Đức được quy hoạch, đầu tư nhiều công trình dự án, phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ. Dự án khu đô thị Mường Khến Heritage có quy mô 14,7 ha tại trung tâm thị trấn Mãn Đức. Dự án khu dân cư mới thị trấn Mãn Đức quy mô 9,8 ha được quy hoạch kết nối đồng bộ với hạ tầng trên địa bàn. Khu vực xã Phong Phú tiếp tục quy hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút các dự án công nghiệp tạo chuyển dịch cơ cấu dân số đô thị. Các dự án trọng điểm, nhất là giao thông như tuyến đường 435 kết nối TP Hòa Bình với xã Suối Hoa đã đưa vào khai thác, mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào vùng lõi hồ Hòa Bình; tuyến đường nối quốc lộ 6 qua xã Mỹ Hòa - Suối Hoa dài 14,8 km đang được khẩn trương thi công, khi đưa vào khai thác sẽ phá vỡ thế độc đạo, cải thiện mạnh giao thương các xã trong khu vực. Nhiều dự án sản xuất công nghiệp được hỗ trợ phát huy hiệu quả tại các xã: Phong Phú, Đông Lai, Thanh Hối... Dự án nhà máy dệt kim Supertex - Tân Lạc triển khai tại xã Thanh Hối dự kiến cuối năm nay đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.300 lao động địa phương.
Thanh Hối là xã rộng, đông dân, từng là địa phương có truyền thống trong phong trào làm giao thông nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, phát triển vùng bưởi đỏ, bưởi da xanh, người dân chịu khó, chuyên cần. Đồng chí Bùi Thị Bích, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Thanh Hối cho biết: Qua 3 năm thực hiện NQĐH Đảng bộ xã lần thứ XXVII, nhiều mặt công tác có chuyển biến. Hạ tầng được đầu tư, đường vào xóm đổ bê tông, trồng hoa cây cảnh tươi mới, phong quang. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), duy trì 2 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 6 vườn mẫu tại xóm Tân Hương và xóm Nen 2; tiếp tục nhân rộng, triển khai xây dựng thêm 1 khu dân cư NTM kiểu mẫu tại xóm Tân Tiến… Người dân thay đổi mạnh mẽ tư duy, sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn an toàn. Sản phẩm bưởi đỏ trên địa bàn đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Cán bộ, Nhân dân tích cực phát triển chăn nuôi, thương mại dịch vụ, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 58 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,2%.
Huyện đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc lan tỏa rộng khắp các xóm bản, khu dân cư, từ vùng thấp đến vùng cao. Chất lượng cán bộ được cải thiện mạnh, bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân… Đây là những sản phẩm cụ thể, hiệu quả trong đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành (BCH), Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Tân Lạc theo hướng gần dân, sát thực tế, đưa nhanh NQĐH Đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, Huyện ủy kịp thời ban hành Chương trình hành động thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện, quy chế làm việc của BCH, chương trình làm việc toàn khoá của Huyện uỷ; quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ. Trên cơ sở đó, hàng năm xây dựng chương trình làm việc của Huyện ủy, BTV Huyện ủy theo quy chế và chương trình làm việc đã được thông qua; lựa chọn những nội dung lớn, có tính bao quát, toàn diện trên các lĩnh vực để ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo. Các nghị quyết, chỉ thị về: Tăng cường lãnh đạo nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm bưởi Tân Lạc giai đoạn 2021 - 2025; tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 28/12/2022 của Huyện ủy về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; các văn bản chỉ đạo về quản lý đất đai, công tác giải phóng mặt bằng... đang thúc đẩy mạnh mẽ các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện.
Thời gian qua, các mặt công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, lãnh đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng sinh hoạt Đảng được cải thiện rõ rệt, công tác kết nạp đảng viên được quan tâm. Nửa nhiệm kỳ, toàn huyện kết nạp được 406 đảng viên, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hàng năm, số đảng viên được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 93%; trên 90% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, đạt mục tiêu nghị quyết. Bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền có tiến bộ rõ rệt. Kinh tế của huyện phát triển khá, hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư, bộ mặt NTM và đô thị có nhiều khởi sắc. Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt ở mức khá cao so với các huyện, thành phố trong tỉnh. Năm 2020 đứng thứ 4/10 huyện, thành phố; năm 2021 đứng thứ 2/10 huyện, thành phố; năm 2022 đứng thứ 2/10 huyện, thành phố. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm, đạt 75% so với NQĐH, an sinh xã hội được đảm bảo...
Vì mục tiêu phát triển bền vững
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Tân Lạc Đinh Anh Tuấn cho biết: Qua nửa nhiệm kỳ lãnh đạo thực hiện các mục tiêu NQĐH, Đảng bộ huyện đúc rút những bài học kinh nghiệm, đó là: Phải đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất cao trong cấp uỷ, tổ chức Đảng; tập trung lãnh đạo toàn diện, giữ vững nguyên tắc, đúng điều lệ, quy định của Đảng và quy chế làm việc của cấp uỷ; linh hoạt trong xử lý công việc, sâu sát, sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Việc cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của cấp trên phải có biện pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế của huyện, tổ chức thực hiện đồng bộ. Đổi mới tư duy lãnh đạo về kinh tế, lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá của huyện, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và huy động các nguồn lực trong huyện để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đưa kinh tế huyện phát triển nhanh, bền vững. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng công vụ, ý thức phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần thực hiện các nhiệm vụ KT-XH, QP-AN, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh toàn diện.
Huyện Tân Lạc tập trung tiếp tục lãnh đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, tranh thủ sự hỗ trợ, huy động tốt các nguồn lực đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ, thương mại, du lịch; đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTM gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục xây dựng huyện là đơn vị có phong trào xuất sắc toàn diện, phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu kinh tế của huyện đạt mức phát triển trung bình của tỉnh.
(HBĐT) - Tháng 6/2022, chúng tôi từ TP Hòa Bình vào huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa dự giỗ lần thứ 186 cụ Quách Văn Hiệp và ra mắt tập sách "Miền thương nhớ” của cụ Quách Thuận Lương. Các cụ gốc người Mường Khụ, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn). Cụ Quách Văn Hiệp là người có công lãnh đạo dân Mường từ Ngọc Lâu vào khai phá, lập làng vùng Lân Ru (nửa sau thế kỷ XIX), sau là châu Như Xuân và nay là 2 huyện Như Thanh, Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trong chuyến đi này, kỹ sư thủy lợi Quách Tự Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tiết lộ: "Ở tỉnh Hủa Phăn (Lào) có một làng người Mường sinh sống” làm chúng tôi rất ngạc nhiên và ấp ủ ý tưởng sang Lào tìm hiểu thực hư.
(HBĐT) - Lòng hồ sông Đà phong cảnh hữu tình, không chỉ có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch mà còn là điểm hẹn của những người yêu thích thiên nhiên với những chuyến dã ngoại, thỏa mãn thú vui câu cá.
(HBĐT) - Với những "điểm nghẽn” đã được nhận diện, thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) tỉnh Hòa Bình đã kiên trì, sát sao, triển khai đồng bộ các giải pháp, linh hoạt trong cách làm, nỗ lực tạo nên những bước chuyển đáng ghi nhận.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.
(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước: Thu ngân sách 10.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững... BTV Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đổi mới chỉ đạo điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mở cánh cửa cho Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững.