(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015 - 2020 gắn với quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu (TCC) nông nghiệp. Đây là thời gian xuất hiện nhiều dấu ấn, khẳng định TCC chính là hướng đi đúng giúp ngành nông nghiệp không ngừng nâng cao giá trị gia tăng (GTGT), tiếp tục phát triển bền vững.


Bám sát định hướng tái cơ cấu, một số vùng sản xuất chè tập trung tại huyện Lạc Thủy áp dụng cơ giới hóa, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè, thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm.

Lạc Thủy là một trong các huyện đang dẫn đầu toàn tỉnh trên lộ trình TCC nông nghiệp. "Kim chỉ nam” được xác định là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó, tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực. Kết quả đến nay đã xuất hiện các vùng sản xuất tập trung cho GTGT cao. Điển hình như vùng trồng cam cho thu nhập trên 400 triệu đồng/ha, vùng trồng bưởi cho thu nhập trên 250 triệu đồng/ha, các vùng trồng mía, chè, chuối, thanh long, bí xanh hàng hóa cho thu nhập trung bình trên 150 triệu đồng/ha... 

Cũng như huyện Lạc Thủy, các địa phương trong tỉnh đã quyết tâm tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích đất nông nghiệp. Dự kiến năm 2020, con số này đạt khoảng 140 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với mức 85 triệu đồng/ha năm 2013 - thời điểm chưa bắt đầu lộ trình TCC. Thống kê 5 năm gần đây, giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác đạt bình quân 128,4 triệu đồng/ năm, vượt 2,4% chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ Sở NN&PTNT lần thứ VI, tạo dấu ấn nổi bật trên lộ trình TCC nông nghiệp. 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận: Lộ trình TCC nông nghiệp được tỉnh thực hiện từ năm 2014. Nhưng thực tế từ những năm trước đó, định hướng xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có GTGT cao đã được một số địa phương như Cao Phong, Lạc Thủy, Lương Sơn, Tân Lạc… tiên phong thực hiện khá tốt. Kết quả đã xuất hiện nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, nhiều tiến bộ KHKT được ứng dụng. Đến nay, các địa phương đều tạo chuyển biến tích cực trong từng lĩnh vực, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu TCC nông nghiệp của toàn tỉnh.

5 năm qua, ngành NN&PTNT đã rà soát, điều chỉnh, lập mới 9 quy hoạch phục vụ TCC; tiếp tục thống nhất các mục tiêu trong đề án TCC đến năm 2020, cũng như kế hoạch thực hiện trên 5 lĩnh vực chuyên ngành. Trên cơ sở đó, ngành và các địa phương đã xác định được các sản phẩm chủ lực; ban hành 25 đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm. Riêng các huyện, thành phố đã ban hành 19 đề án phát triển sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh; đồng thời, chú trọng lồng ghép nguồn lực để thúc đẩy TCC nông nghiệp trên địa bàn.
 
Với quyết tâm cao và giải pháp đồng bộ ngay từ những năm đầu thực hiện, toàn tỉnh đã tạo được nhiều dấu ấn trên lộ trình TCC nông nghiệp. Kết quả đánh giá đến nay, các chỉ tiêu TCC đều đạt và vượt kế hoạch: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của các lĩnh vực đều tăng mạnh. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Xuất hiện ngày càng nhiều nông sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao. Hình thành nhiều chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản hướng ra thị trường lớn... Đặc biệt, kết quả quan trọng hàng đầu là việc các địa phương đều xác định rõ các nhóm cây trồng, vật nuôi lợi thế để ưu tiên phát triển thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản xuất theo vùng hàng hóa tập trung ứng dụng KHKT hiện đại. Với những kết quả quan trọng này, ngành nông nghiệp đang tạo được nền tảng vững chắc để tiếp tục TCC, hướng tới những giá trị bền vững trong giai đoạn 2020 - 2025.


Thu Trang

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục