(HBĐT) - Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) gồm nhiều nghi lễ khác nhau, trong đó, có nhiều hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, bằng cái lý đầy tình người của già Sùng A Sa, những phong tục, tập quán lạc hậu đã từng bước được đẩy lùi.



Già Sùng A Sa (thứ 2 từ trái sang) trao đổi kinh nghiệm trong vận động đồng bào Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) thực hiện nếp sống văn minh.

Trò chuyện với chúng tôi, già Sùng A Sa, xóm Chà Đáy (xã Pà Cò) kể: Theo phong tục của người Mông, nghi lễ tang ma có nhiều thủ tục lắm. Trước đây, mỗi khi có người chết, con cháu trong họ cùng bà con dân bản đến nhà tang chủ để giúp đỡ, lo chuyện tang ma. Sau khi tắm rửa xong, thi thể người chết được đặt trên ván gỗ giữa nhà, rồi người con trai trưởng đi mời thầy cúng về làm lễ đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ không thể thiếu được trong bất cứ đám tang nào của người Mông. Điều đáng nói, khi một người trong gia đình mất đi, người thân vẫn coi họ như lúc còn sống, giữ nếp sinh hoạt thường ngày. Người trong nhà, người đến thăm viếng vẫn bón cơm cho người chết. Trong quá trình làm tang ma, người Mông không cho vào quan tài như các dân tộc khác mà buộc thi thể người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ. Mỗi đám ma thường kéo dài 5 - 7 ngày, tổ chức ăn uống linh đình, tốn kém...

Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể huyện Mai Châu nhiều lần tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông xóa bỏ tập tục lạc hậu này. Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành các văn bản, chỉ thị để các cấp, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng vào cuộc. Tuy nhiên, vì rào cản về nhận thức, lại thêm những phong tục, tập quán đã ăn sâu vào tâm thức người dân, nên việc tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn. Khó nhất là khi đến vận động, người dân thường né tránh, không nghe. 

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị nhằm tích cực triển khai mô hình "Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang” của đồng bào dân tộc Mông, từ năm 2016 đến nay, UB MTTQ huyện phối hợp các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền nhằm bài trừ các hủ tục lạc hậu trong lễ tang ma. UBND huyện tổ chức các đoàn đưa người có uy tín trong đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò đi thực tế, học hỏi kinh nghiệm trong việc tổ chức tang ma của người Mông ở Lào Cai, Yên Bái để về tuyên truyền, vận động người thân, dòng họ làm theo. Sau chuyến thăm quan học tập, già Sùng A Sa đã mang những điều "mắt thấy, tai nghe”, những điều hay, lẽ phải về khuyên bảo con cháu, người trong dòng họ. "Ấy vậy mà họ có nghe ngay cho đâu. Ban đầu, chúng cứ bảo mình có tuổi nên lẩn thẩn rồi. Việc này không làm được đâu, bao đời nay người Mông vẫn vậy mà. Làm như thế lại phạm vào những điều kiêng kỵ, "ma” về phạt vạ, gây ra những điều không may...” - già Sùng A Sa chia sẻ. Tuy vậy, cái đầu già đã thông, cái lý, cái tình già cũng đã hiểu, nên già quyết tâm lắm. "Phải thay đổi chứ mình không thể mãi lạc hậu, đi sau người khác được. Người Mông ở các nơi khác người ta làm hết rồi, mình không làm thì không được” - già Sa phân tích. Già Sa đã đến từng nhà, gặp từng người để vận động, thuyết phục. Lần đầu gặp nói chuyện ai còn chưa thông, chưa hiểu, già lại đến nói chuyện tiếp. "Nói cho đến khi người ta hiểu cái lý của mình mới thôi” - già kể. Chính cái quyết tâm đó của già Sa như một ngọn lửa nhỏ được nhân lên rồi lan rộng. Người này bảo người kia. Họ nói chuyện với nhau về cái lý, cái lẽ của già. Rồi ai cũng đồng tình, đồng thuận nghe theo già Sùng A Sa.

Người đầu tiên ở Pà Cò nghe theo cái lý của già Sùng A Sa là gia đình Sùng A Chừ, xóm Chà Đáy. Sau khi mẹ chết, Sùng A Chừ đã cho thi thể vào quan tài, không để ngoài, không thực hiện tập tục bón cơm cho người chết. Việc tổ chức tang ma cũng được tiến hành nhanh gọn, không để thi thể người chết trong nhà quá 48 tiếng. Đây là hộ đầu tiên ở Pà Cò đưa thi thể người chết vào quan tài sau khi qua đời. Tiếp sau gia đình Sùng A Chừ là gia đình Mùa A Páo, xóm Xà Lĩnh, sau khi có người qua đời, gia đình cũng cho vào quan tài, việc tổ chức tang ma không có cảnh mổ trâu, thịt lợn, ăn uống linh đình. Thấy được những lợi ích từ việc tổ chức tang ma theo nếp sống văn minh, gia đình Phàng A Sồng, xóm Pà Cò Con từ chỗ để người chết (ông nội) treo dây cũng đã hạ xuống cho vào quan tài để làm lễ. Đáng nói, những gia đình đó đều không có mối quan hệ họ hàng thân thiết với già Sùng A Sa. Chỉ là vì họ tin già, tin cái lý lẽ của già mà họ nghe, làm theo. Sau những hộ "tiên phong” ấy, giờ đây ở Pà Cò, nhiều hộ đã tự nguyện, tự giác làm theo khi có người trong gia đình qua đời...

"Mặc dù chưa hoàn toàn xóa bỏ, nhưng những thay đổi trong việc tổ chức các nghi thức tang ma của dòng họ Sùng, họ Mùa, họ Phàng ở Pà Cò thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi về nhận thức của một bộ phận đồng bào người Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang”- đồng chí Hà Thị Huân, Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Mai Châu nhấn mạnh.


 Mạnh Hùng

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục