Theo quan hướng dẫn của Chi cục BVTV, nông dân xã Yên Nghiệp (huyện Lạc Sơn) đã chủ động sản xuất giống lúa để sản xuất

Theo quan hướng dẫn của Chi cục BVTV, nông dân xã Yên Nghiệp (huyện Lạc Sơn) đã chủ động sản xuất giống lúa để sản xuất

(HBĐT) - Đồng chí Phạm Văn Cận, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh cho biết: Với chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh về công tác quản lý sâu bệnh bảo vệ mùa màng, Chi cục đã đảm nhiệm tốt công tác dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, nắm chắc diễn biến sâu bệnh hại, thông báo kịp thời cho lãnh đạo ra quyết sách xử lý, phòng trừ kịp thời khi xảy ra dịch.

 

Bên cạnh đó, các hoạt động kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao KH-KT cho bà con được duy trì thường xuyên. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Chi cục luôn xác định không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn bó, đồng hành cùng người nông dân trong tiến trình hướng tới nền sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

 

Người bạn của nhà nông

 

Chị Sa Thị Bình Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh là người gắn bó lâu năm với ngành nông nghiệp, và là một trong những đại biểu của ngành đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnhDlần thứ III được tổ chức vào trung tuần tháng 9 vừa qua. Chị tham gia hoạt động dự án Bảo tồn, phát triển, ứng dụng đa dạng các nguồn gen thực vật cộng đồng (dự án Bucap) từ những ngày đầu triển khai. Hiện chị là giảng viên cấp quốc gia của chương trình. Đồng hành cùng người nông dân, chị Minh cùng đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Chi cục vừa là cây cầu nối đưa KH-KT đến nông dân, hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng theo hướng quản lý tổng hợp bảo vệ môi trường. Đồng thời trực tiếp cùng bà con bám ruộng bám đồng, miệt mài nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa mới phù hợp với đồng đất địa phương.

 

Triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và dự án Bucap đã khắc đậm vai trò của đội ngũ cán bộ, kỹ sư nông nghiệp trong hành trình với người nông dân. Hàng chục năm qua đã ghi dấu ấn của họ trên những cánh đồng, thửa ruộng. Trong lĩnh vực này, việc tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con không chỉ nói suông hay mở các hội nghị là xong mà cần làm thực tế với bà con nông dân, cũng phải lội ruộng như những người nông dân thực thụ - chị Minh chia sẻ. Từ các lớp IPM trên cây lúa, ngô, rau, các buổi hội thảo đầu bờ, lớp học hiện trường, các khóa huấn luyện, đội ngũ cán bộ của chi cục luôn song hành cùng người nông dân, cùng theo dõi, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng. Năng lực, kỹ thuật canh tác, hiểu biết về sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất của người nông dân từ đó được nâng cao. Đặc biệt, với chương trình Bucap đã nâng cao rõ rệt trình độ của người nông dân. Từ thụ động trong việc sử dụng giống lúa, người nông dân đã được trang bị kiến thức để có thể trực tiếp lai tạo ra các giống mới cho sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Trong đó, nổi bật là nông dân xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì (huyện Kim Bôi) đã lai tạo thành công giống lúa MĐ1, MĐ25, nông dân thôn Mu Riềng, xã Yên Nghiệp (huyện Lạc Sơn) lai tạo được giống lúa MCRIII. Từ năm 2005, 3 giống lúa trên được đưa ra các điểm Bucap của 7 huyện, thành phố gieo trồng ở cả 2 vụ xuân, mùa đã cho kết quả phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, đáp ứng các yêu cầu  như giống ngắn ngày, khả năng chống chịu mầm bệnh, ít mắc sâu bệnh khi có dịch, có thể sử dụng giống cho vụ sau… Hiện các giống lúa này đang được trồng khảo nghiệm trên diện rộng tại 4 điểm thuộc các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn. Đến nay đã có 9 huyện sử dụng giống lúa này, có những HTX sử dụng đến 70% giống để gieo trồng. Đặc biệt, chị Minh đã có sáng kiến để nông dân thực hiện đăng ký bảo hộ giống cây trồng đối với 2 giống lúa MĐ1, MĐ25 và đang được khảo nghiệm để Bộ NN&PTNT công nhận giống mới.

 

Đồng hành cùng nông dân

 

Một lĩnh vực cũng hết sức quan trọng trong công tác BVTV đó là hoạt động quản lý, sử dụng thuốc và thanh tra chuyên ngành BVTV. Thời gian qua công tác này luôn được Chi cục quan tâm, chú trọng – Chị Sa Thị Bình Minh cho biết thêm. Thực tế trong quá trình sản xuất nông nghiệp vẫn còn những bất cập như ở nơi này nơi kia chế độ, kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, một bộ phận nông dân chưa hiểu biết, thực hiện đầy đủ, đúng quy trình kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc BVTV... dẫn đến đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu, ô nhiễm môi trường đất, nước làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và tính an toàn của nông sản thực phẩm như tồn dư hóa chất BVTV. Đội ngũ những người làm công tác BVTV tiếp tục thể hiện vai trò đồng hành cùng người nông dân, tuyên truyền hướng dẫn nâng cao trình độ, nhận thức, trách nhiệm của nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón, chất bảo quản… trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Đào tạo, hướng dẫn bà con quy trình sản xuất, xây dựng các mô hình rau an toàn, làm ra các sản phẩm được thị trường đón nhận.

 

Đơn vị đã tạo được hệ thống quản lý có chiều sâu với việc các xã, phường, thị trấn đều tham gia cam kết không bán thuốc BVTV trôi nổi, ngoài luồng.  Thường xuyên duy trì hoạt động thanh, kiểm tra các cơ sở, cửa hàng vật tư nông nghiệp trên toàn tỉnh. Thiết lập hệ thống thông tin kịp thời giữa các đối tượng cùng tham gia vào công tác BVTV. Thời điểm cuối năm 2009, Cục BVTV tiến hành lấy mẫu thuốc và hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh xác định không có mẫu vi phạm.

 

Mặc dù còn những hạn chế, khó khăn về điều kiện, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác chuyên môn, đội ngũ cán bộ, kỹ sư làm công tác BVTV từ tỉnh đến cơ sở đã luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vào những thời điểm phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, không nghỉ ngày lễ, chủ nhật, nơi làm việc chính của họ luôn là trên những cánh đồng, thửa ruộng, tập trung quan sát ruộng đồng, nắm bắt tình hình để có biện pháp ngăn ngừa, dập dịch nhằm bảo vệ mùa màng. Trong điều kiện diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, khí hậu, tình hình dịch bệnh hại, đội ngũ cán bộ, kỹ sư của đơn vị đã luôn đồng hành cùng người nông dân, góp phần làm nên những mùa vàng. Thành tích nổi bật tập thể đơn vị đã đạt được đó là được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Bhì và hạng Ba.

 

                                                                                                Thu Hà

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục