Mô hình trồng Su su lấy ngọn ở xã Ba Khan huyện Mai Châu của ông Hòa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng Su su lấy ngọn ở xã Ba Khan huyện Mai Châu của ông Hòa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Bao đời nay, người dân ở hai huyện vùng cao Mai Châu và Đà Bắc bỏ hoang những cây chè cổ thụ. Với họ, đây chỉ là cây rừng và hái về để uống. Thế nhưng, sau 5 năm được Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền đầu tư, cây chè ở 2 huyện này đã trở thành hàng hóa và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.

 

Người có công đưa những cây chè ở vùng cao huyện Mai Châu và Đà Bắc thành hàng hóa là ông Đỗ Mạnh Hòa, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền.

 

Năm 1986 sau khi rời quân ngũ trở về ông Hòa cùng vợ sản xuất các loại cây giống tại gia đình. Cơ sở của ông chuyên cung cấp các giống cây chè, cam, đỗ trọng, mận hậu… cho Ban ĐC-ĐC trồng ở vùng cao của tỉnh. Năm 1999, Ban ĐC-ĐC triển khai dự án khôi phục vùng chè Shan tuyết cổ thụ và trồng mới. Dự án đã triển khai trồng chè nguyên liệu ở xã Pà Cò huyện Mai Châu và xã Yên Hòa huyện Đà Bắc. Nguồn giống cây đều do cơ sở của ông Hòa cung cấp. Bằng nguồn vốn của dự án Ban ĐC-ĐC đã xây dựng một xưởng chế biến chè tại xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc. Sau 5 năm triển khai, do dân trí thấp việc đầu tư không hiệu quả. Người dân không chăm sóc được chè, chất lượng chế biến kém không bán ra được thị trường. Người dân bỏ mặc cây chè không đầu tư chăm sóc.

 

Nhận thấy vùng cao là vùng có tiềm năng với chất đất tốt, khí hậu trong lành, con người hiền hòa, bỏ vùng nguyên liệu có cây chè cổ thụ hàng trăm năm thì thật lãng phí. Nhiều người khuyên ông không nên đầu tư vì sẽ mạo hiểm. Nhưng với quyết tâm cao, ông Hòa xin phép UBND tỉnh lập dự án “đầu tư trồng chè Shan tuyết chè nhập nội tập chung quy mô công nghiệp và chế biến chè chất lượng cao”. Sau khi được phê duyệt, ông bỏ vốn đầu tư cho bà con vay để chăm sóc chè ở Pà Cò. Để vận động được bà con trồng chè ông phải lặn lội đến từng hộ cho vay vốn rồi thu mua chè tươi ngay tại địa phương. Vừa chăm sóc, vừa thu hoạch, bà con thấy nguồn thu nên dần nhận thức được hiệu quả kinh tế của cây chè. Sau bao năm cây chè bị bỏ hoang, nay được phát dọn cỏ, bón phân dần dần phục hồi. Ngoài chăm sóc diện tích chè cũ ông đầu tư cho bà con tiếp tục trồng mới với mật độ 12 nghìn cây/ha (trước đây chỉ trồng 6.000 cây/ha hiệu quả kinh tế không cao). Vừa đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu ông xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết cổ thụ Pà Cò - Mai Châu.

 

Sau một năm triển khai ở huyện Mai Châu thấy bước đầu có hiệu quả, Ban ĐC-ĐC tiếp tục phối hợp với ông Hòa khảo sát xây dựng vùng chè nguyên liệu và xưởng chế biến tại 4 xã Trung Thành, Đoàn Kết, Yên Hòa và Đồng Ruộng của huyện Đà Bắc. Ban giao lại xưởng chế biến chè tại xã Yên Hòa huyện Đà Bắc cho công ty. Khi được giao lại vùng nguyên liệu và xưởng chế biến chỉ còn lại đống hoang tàn. Vùng nguyên liệu bao năm bị bỏ quên. Ông Hòa tiếp tục cho các hộ vay tiền, phân bón để chăm sóc và trồng mới cây chè. Những hộ khó khăn ông cho vay gạo để họ trồng chè. Để nhân rộng vùng nguyên liệu ông phải ăn ở cùng bà con vùng cao hàng tháng để nguồn vốn của mình đầu tư đúng hướng có hiệu quả. Ông vận động các hộ đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa.

 

Sau 5 năm, vùng nguyên liệu của ông đã có trên 500 ha ở Mai Châu, Đà Bắc và Tân Lạc. Ông Hòa tâm sự: Điều đáng mừng là trong những năm qua, Đảng ủy các cấp nhận thấy cây chè là cây xóa đói, giảm nghèo đối với vùng cao. Năm 2008, 2009, Đảng ủy xã Pà Cò của huyện Mai Châu, xã Ngổ Luông của huyện Tân Lạc ra Nghị Quyết chuyên đề về phát triển trồng cây chè, xã Trung Thành của huyện Đà Bắc xác định cây chè là cây chiến lược xóa đói giảm nghèo.

 

Hiện tại, Công ty đã xây dựng được 3 xưởng chế biến chè ở ngay tại vùng nguyên liệu tạo việc làm ổn định cho 20 công nhân địa phương. Thương hiệu chè Pà Cò và Núi Biều của Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo bộ. Năm 2008, ông xây dựng các mô hình trồng Su su lấy ngọn tại các xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Ngổ Luông của huyện Tân Lạc. Những mô hình này được nhân rộng và trở thành cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương. 

 

Với những đóng góp cho nhân dân các xã vùng cao của tỉnh, ngày 14/8/2010 vừa qua, công ty Phương Huyền đã được nhận được giải thưởng vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam do Ủy Ban Dân tộc trao tặng.

 

 

                                                                                             Việt Lâm    

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục