(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cao Phong vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng chính sách năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020.
Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong tặng thưởng cho các tập thể xuất sắc trong quản lý tín dụng chính sách năm 2019.
Năm 2019, hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH huyện Cao Phong đạt nhiều kết quả: Nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân hoàn thành 103% kế hoạch, tăng 3.977 triệu đồng so với năm 2018; nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương tăng 700 triệu đồng so với năm 2018; dư nợ các chương trình tín dụng hoàn thành 100% kế hoạch; tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,03%/tổng dư nợ (giảm 0,02% so với năm 2018); tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn đạt 99,9%, lãi tồn giảm 37 triệu đồng so với năm 2018. Toàn huyện có 11 xã không có nợ quá hạn. Kết quả xếp loại hoạt động, có 192 tổ TK&VV xếp loại tốt, khá; 2 tổ trung bình và không có tổ yếu kém.
Qua đánh giá, năm 2019, có 2.449 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn được vay vốn tín dụng chính sách đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống; làm mới, sửa chữa nâng cấp 1.286 công trình nước sạch, vệ sinh; xây dựng 93 căn nhà cho hộ nghèo... Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12,53%; thu nhập bình quân đầu người đạt 48,5 triệu đồng/năm.
Năm 2020, NHCSXH huyện Cao Phong đề ra 8 mục tiêu: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 100% kế hoạch được giao; nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện tăng 700 triệu đồng; dư nợ tín dụng tăng trưởng trên 10%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,03%/tổng dư nợ; tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn trên 95%. Thu lãi đạt 100% lãi phải thu; 95% tổ TK&VV xếp loại tốt, khá và không có tổ yếu kém... và đưa ra 3 nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Nhân dịp này, NHCSXH tỉnh tặng thưởng cho 11 xã không có nợ quá hạn và UBND huyện Cao Phong tặng thưởng cho 6 tập thể và 20 cá nhân có thành tích trong hoạt động tín dụng năm 2019 trên địa bàn.
Đ.T
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.
(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…
(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.