Muôn sắc thổ cẩm ở chợ phiên Xà Lĩnh, Pà Cò (Mai Châu).

Muôn sắc thổ cẩm ở chợ phiên Xà Lĩnh, Pà Cò (Mai Châu).

(HBĐT) - Có dịp đi đây, đi đó, đến với nhiều phiên chợ từ chợ quê nông thôn đến các chợ vùng cao trong tỉnh, tôi luôn háo hức, xốn xang khi được hòa mình vào một phần cuộc sống của bà con các dân tộc, cảm nhận nét văn hóa chợ vùng miền đặc sắc.

 

Sở dĩ gọi là chợ phiên bởi tất cả các chợ này chỉ họp theo phiên, kể cả dịp Tết, các chợ vẫn diễn ra  đúng ngày, đúng buổi quy định giống như “Luận bất thành văn”.

Cũng nhờ có sự chuẩn bị từ trước nên hàng hóa của các miền quê, các sản vật vùng cao luôn mang đến đầy ắp mỗi chợ phiên. Trước đây, khi chưa có sự giao lưu đa dạng, phần lớn hàng hóa ở chợ là nông sản do bà con các dân tộc tự làm ra với mục đích trao đổi. Dần dà, những hộ kinh doanh, buôn bán dưới xuôi và các vùng lân cận đến họp chợ ngày càng đông, hàng hóa cung ứng cũng phong phú, đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng thiết yếu của người dân. Giờ đây, bà con không phải lặn lội về chợ thị trấn hay chợ họp ở xa để mua từng cây kim, cuộn chỉ, quần áo, vải vóc hay các loại thuốc chữa bệnh, giống cây trồng, thực phẩm, mỳ chính, nước mắm, đường, sữa... Tất cả những hàng hóa này đều có tại chợ phiên.

 

Những lần đi chơi, thăm thú chợ phiên, tôi thường mải miết tìm kiếm, lựa chọn bên những sạp hàng, góc chợ có đông bà con người dân tộc mua bán, trao đổi. Đồ mua về khi là khăn, túi xách thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Thái hay chục bánh dày, con dao quắm do người Mông tự chế bày bán tại chợ Xà Lĩnh - Pà Cò, lạng thịt chuột khô - đặc sản ở các chợ phiên huyện vùng cao Đà Bắc, buộc rau su su, vài kg quýt ngọt ở chợ Bò - Lũng Vân hay gà đồi, chai mật ong, cân măng khô vốn là sản vật đặc trưng đến từ miền quê, vùng rừng núi các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Cao Phong. ở thành phố, những vật phẩm này không quá khó tìm bởi thời buổi kinh tế thị trường, ở đâu có nhu cầu, ở đó có nguồn cung. Nhưng chỉ có đến các chợ vùng cao, chợ nông thôn mới mua được thứ mình thực sự ưng ý, người bán là nhà nông chất phác làm ra sản phẩm nên không lo mua phải hàng “rởm”, hàng đã trà trộn, biến chất...                 

 

Điều luôn hấp dẫn tôi và những ai ham mê khám phá chợ phiên là nét văn hóa chợ thể hiện qua cách giao tiếp, ứng xử, ăn mặc mang sắc thái riêng của từng dân tộc, vùng miền. Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, phô diễn bản sắc của các dân tộc. Đến chợ của người Mông, hầu hết phụ nữ đều diện trang phục của dân tộc mình với váy xòe hoa 2 màu đỏ, xanh sặc sỡ, xúng xính cùng âm thanh leng keng, rộn rã của đồ trang sức. Ngược lên vùng cao Đà Bắc, đồng bào Tày xuống chợ cũng rộn ràng váy, áo với họa tiết trang trí xinh xắn, cầu kỳ. Phụ nữ người Dao Tiền, Dao Đỏ  các xã Cao Sơn, Toàn Sơn, Tân Pheo... lại “khoe” trang phục áo dài đến gần đầu gối có thêu hoa văn ở phần cổ, lưng kết hợp với quần chẹt cùng nhiều đồ trang sức như vòng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, trang sức bạc khiến cho bộ trang phục thêm tinh tế. Riêng đến các phiên chợ như chợ Rạnh, chợ Bãi Chạo (Kim Bôi), chợ Lồ - Phong Phú (Tân Lạc), bà con chủ yếu diện trang phục dân tộc Mường với yếm, áo cánh ngắn, váy dài tôn thêm vẻ mềm mại của người xứ núi, cạp váy được dệt bằng tơ nhiều màu tạo những hoa văn tinh xảo. 

 

Mua bán ở chợ phiên, sẽ không thấy cảnh ồn ã, xô bồ, mặc cả kỳ kèo bởi bà con các dân tộc không nói thách, cứ ngã thật giá, bán mớ, bán gùi theo cách ước lệ chứ không mấy khi đặt lên bàn cân. Nếu thấy thích món đồ nào, bạn cứ ngắm nghía, hỏi han, tìm hiểu và dẫu không mua cũng chẳng sao, bà con luôn xởi lởi đón chào bằng tâm hồn rộng mở. Phiên chợ thường bắt đầu từ tờ mờ sáng và kết thúc vào cuối buổi trưa. Cứ như vậy, những buổi chợ phiên nơi sinh sống tập trung của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Thái, Mông hàng tuần náo nhiệt diễn ra với sự cuốn hút đến kỳ lạ, mang đến những trải nghiệm đầy thú vị về cuộc sống, sắc thái văn hóa của cộng đồng các dân tộc vùng cao.

 

 

                                                                                 Bùi Minh

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục