Hội viên người cao tuổi xã Dũng Phong biểu diễn văn nghệ  mừng Đảng, mừng xuân.

Hội viên người cao tuổi xã Dũng Phong biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, không khí ở khắp làng trên, xóm dưới tại tất cả 8 xóm của xã Dũng Phong (Cao Phong) rộn ràng hẳn lên. Xóm nào cũng vang lời ca, tiếng hát, điệu nhạc tập luyện để thi tài tại hội thao mừng Đảng, mừng xuân của người cao tuổi xã. Nói là ngày vui của Hội Người cao tuổi nhưng đã thu hút hàng ngàn người đến xem, cổ vũ với các phần thi dưỡng sinh, bóng chuyền hơi và mỗi chi hội 3 tiết mục văn nghệ. Tiếng cồng chiêng, thường rang hay những bài hát mới do chính những lão nông sáng tác làm rộn rã lòng người, đánh thức những nụ hoa đào bung nở.

 

Niềm phấn khởi đang hiện hữu trong ánh mắt, nụ cười của người dân, của một năm Dũng Phong gặt hái nhiều thành công. Đồng chí Bùi Văn Liển, Phó Chủ tịch UBND xã nói với chúng tôi rằng, niềm vui đó là kết quả của phong trào xây dựng NTM. Chặng đường hơn 4 năm Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã chung sức, nỗ lực đã thành công. Dũng Phong là xã đầu tiên trong tỉnh cán đích NTM, đặc biệt về trước kế hoạch 1 năm. Có được kết quả này là do xã đã tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, lồng ghép các nguồn vốn và nhất là bài học về huy động sức mạnh nội lực của dân. Trong sắc nắng hanh vàng của đất trời vừa độ chớm xuân, cùng thong dong chiếc xe máy với cán bộ xã trên con đường bê tông qua các xóm Bãi Bệ I, Xương Đầu, Liên Hồng..., chúng tôi cảm nhận được thế nào là một xã NTM. Những ngôi nhà tạm thay bằng nhà xây kiên cố, nhà 2, 3 tầng giữa vườn mía, cam, bưởi xum xuê. Bưu điện, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, cổng làng khang trang. Con đường nội đồng cũng đã được mở rộng ra 6m. Phó Chủ tịch Liển hồ hởi chia sẻ: Con đường này trước đây không lọt nổi chiếc xe cải tiến. Bây giờ xe tải có thể thoải mái lưu thông và đỗ ngay sát chân ruộng. Còn nhà văn hóa xã ở vị trí trung tâm, diện tích 2.000 m2, đất đai màu mỡ, có giá trị nhưng 8 hộ sẵn sàng hiến đất để xây dựng. Hàng trăm hộ khác cũng hiến đất hay dỡ tường rào, chặt cây, góp ngày công để làm các công trình phúc lợi chung. Sức mạnh của nông thôn ở chính trong dân. Khi người dân đã thông hiểu và vào cuộc thì không còn tình trạng một mét đất cũng đòi đền bù, một nhát cuốc cũng đòi tiền công.  Trong 4 năm, kinh phí huy động cho việc xây dựng NTM của xã 25.116 triệu đồng, trong đó nguồn lực của nhân dân góp tiền, ngày công, hiến đất, tài sản gần 3, 6 tỉ đồng.

“Dũng Phong có 855 hộ, 3.548 nhân khẩu, 90% dân số là dân tộc Mường. Tôi từng nói với cán bộ, nhân dân rằng, NTM phải bắt đầu từ trong dân mà ra và lấy dân làm gốc. Trong đó, cán bộ, đảng viên phải là những người tiên phong trong mọi việc. Nếu trông chờ, ỷ lại thì sẽ không có nhà văn hóa, con đường rộng rãi... Xuyên suốt quan điểm đó, cán bộ xã đã lăn lộn cùng nhân dân xây dựng kế hoạch thực hiện 19 tiêu chí về NTM. Chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng thu nhập, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Xã đã xác định 2 cây trồng chủ lực là mía, cây có múi. Hiện, cây mía đã phát triển lên 342,88 ha, thu nhập 175 triệu đồng /ha. Cây cam, bưởi, quýt trên 120 ha. Từ khi thực hiện xây dựng NTM, xã đã phát huy được tiềm năng, phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và có hệ thống hạ tầng khá đồng bộ.  Thu nhập bình quân đầu người từ 14 triệu đồng năm 2010 tăng lên 24 triệu đồng năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,6%. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển mạnh nhưng bà con vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống” - Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Sắng cho biết.

 

Chia tay Dũng Phong khi mặt trời đã khuất sau rặng núi. Màn đêm buông xuống nhưng đường làng đã có điện thay sao. Tết này, tất cả các đường trục chính và liên xóm đã sáng lên bởi ánh điện do chính người dân tự mắc bóng đèn. Đó cũng là ánh sáng của niềm vui của những nỗ lực và thành quả xây dựng NTM.

 

 

                                                                             Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục