(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất phát hiện nhiều nhất các di chỉ khảo cổ học thuộc Văn hoá Hoà Bình (VHHB) - nền văn hoá khảo cổ không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, tồn tại trong thời gian dài khoảng từ 30.000 - 4.000 năm cách ngày nay. Các di tích khảo cổ học có mặt gần như ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh với mật độ phân bố khác nhau.


Di tích khảo cổ hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn) là một trong những di tích khảo cổ tiêu biểu về di sản Văn hóa Hòa Bình.

Di chỉ khảo cổ học tiêu biểu

Cho đến nay, tỉnh Hoà Bình là địa bàn phân bố của ít nhất 72 địa điểm thuộc VHHB, nhiều nhất ở Việt Nam. Trong số đó phải kể đến di tích khảo cổ học mái đá làng Vành, xã Yên Phú và hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn) là 2 địa điểm khảo cổ học nổi tiếng của VHHB. 

Di tích mái đá làng Vành được nhà khảo cổ học người Pháp M.Colani phát hiện và khai quật từ năm 1929, là di tích khảo cổ học thời đại đá tiêu biểu thuộc nền VHHB. Mái đá làng Vành được xếp hạng di tích khảo cổ cấp quốc gia năm 2004. Hiện nay di tích còn giữ được nguyên trạng một phần tầng văn hoá gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Di tích có địa tầng rất dày, chứa tổ hợp công cụ đá, gốm, mộ táng của cư dân VHHB niên đại từ 17.000 - 8.000 năm cách ngày nay. Sau năm 1929 chưa có thêm cuộc khai quật nào ở đây.

Di tích hang xóm Trại là di tích VHHB tiêu biểu ở Việt Nam và Đông Nam Á, được phát hiện năm 1980 và được Viện Khảo cổ học khai quật trong những năm 1981-1982. Hang xóm Trại có niên đại 21.000 năm cách ngày nay, đây vừa là nơi cư trú lâu dài, vừa là công xưởng chế tác công cụ, cũng là nơi mộ táng của cư dân VHHB. Di tích hang xóm Trại được công nhận di tích khảo cổ cấp quốc gia năm 2001. Năm 2008, Sở VH-TT&DL phối hợp Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tổ chức tôn tạo, bảo tồn, phục vụ khách thăm quan, một số vị trí trong hang đã được xác nhận còn khả năng tiếp tục khai quật nghiên cứu.

Tiềm năng to lớn cho nghiên cứu Văn hoá Hoà Bình

Thực hiện Quyết định số 1052/QĐ-BVHTTDL, ngày 6/5/2022 về việc khai quật khảo cổ của Bộ VH-TT&DL, Sở VH-TT&DL, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á khai quật khảo cổ tại di tích cấp quốc gia mái đá làng Vành, hang xóm Trại. Đến nay, công tác khai quật khảo cổ 2 di tích quốc gia đã hoàn thành. Kết quả khai quật là nguồn tư liệu mới góp phần làm phong phú thêm về nội dung VHHB, tôn vinh giá trị di sản văn hoá, tri ân nhà khảo cổ học M.Colani, nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu tiền sử, quản lý văn hoá trong và ngoài nước.

Di tích khảo cổ cấp quốc gia mái đá làng Vành phát hiện được dấu vết của một số di tích bếp lửa, các cụm xương động vật, các cụm đá tảng cuội có thể liên quan đến chỗ ngồi chế tác công cụ hay chế biến thức ăn của người tiền sử; các hố bên ngoài hang không phát hiện được các dấu vết di tích. Trong các hố khai quật và thám sát thu được một khối lượng khá lớn về di vật, chủ yếu là đồ đá, đồ xương, đồ gốm và nhuyễn thể; có thêm 7 niên đại tuyệt đối cho di tích mái đá làng Vành, sau khi có kết quả hiệu chỉnh vòng cây sẽ có niên đại tuyệt đối sớm nhất ở di tích này lên tới 25 triệu năm cách ngày nay.

Di tích khảo cổ cấp quốc gia hang xóm Trại thu được nhóm các di tích bếp lửa, các tảng/khối đá kê làm nơi chế tác công cụ đá, xương và nhiều khả năng có liên quan đến hoạt động chế biến thức ăn của người tiền sử; thu thập được một lượng mẫu lớn phục vụ cho công tác phân tích giám định niên đại tuyệt đối, thạch học, bào tử và phấn hoa...; thu thập được một khối lượng lớn di tích gồm chủ yếu là đồ đá, đồ xương và ít đồ gốm; có thêm 1 niên đại tuyệt đối cho hang xóm Trại. 

Tư liệu thu được từ trước đến nay ở di tích mái đá làng Vành và di tích hang xóm Trại cho biết di tích này vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tác đồ đá, đồ xương và là nơi để mộ táng của cư dân VHHB. Dấu tích cư trú liên tục, nhiều giai đoạn, bằng chứng là sự có mặt với số lượng lớn công cụ đá đã qua sử dụng, đồ gốm có vết đen đun nấu, mảnh xương động vật có vết đập, chặt, chẻ, vỏ các loài ốc nước ngọt. Các tàn tích động vật này do con người săn bắt, thu hái đưa về hang ăn và bỏ lại tạo thành tầng văn hoá dày hàng mét, có vết tích than tro, bếp lửa, đá kê làm nơi chế tác, xác nhận xóm Trại là di tích cư trú của người tiền sử với nhiều giai đoạn, từ khoảng 21.000 - 2.500 năm cách ngày nay, mái đá làng Vành là di tích cư trú của người tiền sử với nhiều giai đoạn, từ khoảng 24.000 - 24.000BP đến 3.500BP.

Khẩn trương lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt 

Di tích mái đá làng Vành và di tích hang xóm Trại là những đại diện tiêu biểu về di sản VHHB trên đất Hoà Bình nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây còn là các di tích khảo cổ có giá trị lịch sử văn hoá hấp dẫn, độc đáo, là nguồn tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh trong giai đoạn mở cửa, hội nhập và liên kết vùng. 
Căn cứ chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Văn bản số 1434-TB/VPTU, ngày 9/12/2022 của Văn phòng Tỉnh ủy thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi khảo sát thực tế về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong; UBND tỉnh ban hành kế hoạch lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt "Di tích khảo cổ học hang xóm Trại, xã Tân Lập và di tích mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Qua đó khẳng định tầm quan trọng của di tích khảo cổ học hang xóm Trại và mái đá làng Vành trong nền VHHB với nhiều hang động, di tích, di chỉ thuộc thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới (có niên đại tuyệt đối 17.000 ÷ 8.000 năm cách ngày nay). Đây là minh chứng cho dấu vết cổ xưa của người nguyên thủy ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; tạo mới và làm phong phú thêm tuyến, điểm du lịch lịch sử - văn hóa của tỉnh, kết nối du lịch trong hệ thống, góp phần tạo động lực phát triển KT-XH, nhất là phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Hòa Bình nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung. Phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân; là cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy các di tích.


Đỗ Hà 


Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục