Để làm được một bộ phim lịch sử “ra hồn”, cần đến rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cái tưởng như quan trọng nhất là vốn, lại được các nhà làm phim thống nhất không phải là yếu tố quyết định.

Cái khó “bó” nhà làm phim


Những cái khó thuộc về vật chất, kỹ thuật… được các nhà làm phim xếp xuống phía sau. Khó khăn lớn nhất hiện nay, theo nhiều nhà làm phim nhận định, là về con người. Đạo diễn Hà Sơn nhận định: “Công nghệ và tiền bạc chưa bao giờ là yếu tố quyết định một bộ phim”.


Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát thẳng thắn: “Chúng ta chưa bao giờ thiếu đam mê để làm phim lịch sử. Vấn đề là trách nhiệm của người quản lý, có khuyến khích, thúc đẩy được đam mê đó không. Chẳng hạn như việc chuẩn bị kịch bản cho phim truyện nhựa mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, các nhà biên kịch, nghệ sĩ, họa sĩ, nhà làm phim… đã mất rất nhiều công sức, nhưng chỉ cần một cái lệnh “giãn tiến độ”, tất cả coi như bỏ đi hết. Kết quả là chúng ta không có phim truyện nhựa mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong khi chỉ còn ba tháng nữa. Chúng ta như người có lỗi, mặc dù đã có sự chuẩn bị từ cách đây bảy năm”. Bà Ngát khẳng định: “Nếu thiếu kinh phí, chúng ta vẫn đi làm phim. Vốn đầu tư sẽ huy động được từ nhiều nơi, phim sẽ làm theo kiểu xã hội hóa. 30 tỷ, 70 tỷ cũng có thể huy động được. Mong có nhà quản lý tâm huyết với phim lịch sử, thì chúng ta sẽ làm được phim”.


Nhà văn, nhà biên kịch Lưu Nghiệp Quỳnh nêu ra thêm một vài khó khăn khi làm phim lịch sử: “Kinh phí cho phim lịch sử đã ít, lại còn bị xé nhỏ ra nhiều khoản chi không vào phim, rồi phục trang, đạo cụ không có chuẩn mực để thống nhất”. Ông cũng bổ sung: “Phim lịch sử là đề tài hay, nhưng không ít nhà làm phim e ngại bởi làm xong chắc chắn bị chê. Mỗi hình tượng, nhân vật lịch sử đều đã quá quen thuộc với khán giả, vì vậy, các nhà làm phim phải thỏa mãn mọi nhu cầu của khán giả về hình tượng đó”.


NSND Trần Thế Dân cũng chung ý kiến này khi cho rằng, lịch sử vốn đã có nhiều tranh cãi, huống hồ phim lịch sử lại là tác phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Ông Trần Thế Dân kể lại, mỗi khi phim qua Hội đồng thẩm định xét duyệt, có khi từng câu thoại cũng bị bắt bẻ, trong khi nếu để nguyên lời thoại thì không ai hiểu được do ngôn ngữ cổ, vì vậy mới phải viết lại theo ngôn ngữ ngày nay để khán giả hiểu được. Phim lịch sử phải có những đặc trưng để thuyết phục người xem tin rằng đó là lịch sử, nhưng trong thực tế, những đặc trưng đó lai là sáng tác của nhà biên kịch, đạo diễn, họa sĩ, phục trang, đạo cụ… vì vậy, người sáng tác cũng phải có tầm.


Cái tầm của người sáng tác mà NSND Trần Thế Dân nói đến ở đây có liên quan đến nhân tố con người, cũng là khó khăn lớn nhất nhiều nhà làm phim đề cập đến. Đạo diễn Trần Duy Hinh nói: “Chúng ta đi từ giữa, không có bước chuẩn bị về con người, từ trường Sân khấu điện ảnh trở đi. Các nhà biên kịch thành danh không phải ai cũng viết được kịch bản phim truyện lịch sử, phải có kiến thức và sự chuẩn bị lâu dài. Chúng ta chưa bồi dưỡng được tài năng. Trước hết phải chuẩn bị về đào tạo con người, rồi sau đó mới đến tiền”. Nhân lực chính là thứ mà điện ảnh Việt Nam đang thiếu nhất hiện nay, nhưng lại chưa có kế hoạch bổ sung.


Đã đến lúc phải có một trường quay


Đó là ý kiến của nhiều nghệ sĩ, nhà biên kịch khi đề cập đến tình trạng vay mượn, chắp vá để tạo nên được bối cảnh cho một bộ phim lịch sử. Nhà văn, nhà biên kịch Đình Kính cho rằng, không có trường quay, không thể làm phim hay được. Ông cho rằng, Cục Điện ảnh, với tư cách là cơ quan quản lý, nên tận dụng những bối cảnh, phục trang và đạo cụ nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Nhà văn đưa ra một thí dụ đáng tiếc, hồi Pháp sang Việt Nam làm phim Điện Biên Phủ, có dựng một trường quay ở Hòa Bình, ta không tranh thủ xin lại nên sau khi quay xong họ đã gỡ đi hết, rất phí.


Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc khẳng định: “Vấn đề cốt tử là phải có phim trường, không có thì làm phim kiểu gì cũng chỉ là manh mún, tủn mủn”. Ông đưa ra thí dụ, phim “Lều chõng” của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có cách làm rất thông minh, lại toát lên được vẻ thuần Việt, nhưng bối cảnh còn “lèo tèo, cỏ giả quá” do ít tiền.


Ông nhận xét, phim trường được xây dựng không chỉ để phục vụ mỗi việc làm phim, mà còn có thể dùng vào khai thác du lịch, phục vụ khách tham quan, như kinh nghiệm của nhiều phim trường ở nước ngoài. Làm phim trường nên tận dụng thiên nhiên, biến thành một quần thể khép kín, như một mô hình thành phố điện ảnh.


Nhà biên kịch này cho rằng, Cổ Loa chỉ đủ để quay nội cảnh, nên cần phải xây một phim trường ngoại cảnh ở phía nam do điều kiện thời tiết phù hợp: nắng quanh năm, bão ít... Ông cũng đưa ra ý tưởng, Cục Điện ảnh nên xin được cấp khoảng 1.000 ha đất ở Phan Thiết, vừa xây dựng trường quay, vừa khai thác du lịch sẽ rất tốt. Ông nhấn mạnh “Sống chết cũng phải có phim trường”.


Bản thân Cục trưởng Cục Điện ảnh Lại Văn Sinh cũng công nhận việc thiếu một trường quay chuyên nghiệp ảnh hưởng nhiều tới việc làm phim lịch sử: “Thiếu thốn của chúng ta là hệ thống phim trường chưa có, trong khi nhìn sang Trung Quốc, họ có trường quay cho từng thời kỳ lịch sử Minh, Thanh, Đường...”


Khó khăn lớn nhất của phim truyện lịch sử không phải là vốn, và ai cũng nhìn thấy rõ, đó là thiếu một chiến lược lâu dài, chuẩn bị và xây dựng cả về cơ sở kỹ thuật lẫn con người. Và có lẽ, cũng còn lâu lâu nữa, phim truyện lịch sử Việt Nam vẫn còn phải “đào lên bới xuống” mà chưa thể tìm ra được giải pháp hữu hiệu.
 
                                                                            Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục