Để nền điện ảnh Việt có thể phát triển, không còn cách nào khác ngoài việc cùng bắt tay đầu tư mạnh mẽ cho việc đào tạo đội ngũ nhân lực cả ở trong nước lẫn nước ngoài

 
Trong điện ảnh, nếu thiếu những nghệ sĩ tài năng, tâm huyết thì không thể có những bộ phim hay tạo dựng nên diện mạo nền điện ảnh. Ông Trần Luân Kim, nguyên chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, khi được hỏi giải pháp để phát triển nền điện ảnh Việt đã nhấn mạnh phải xây dựng một đội ngũ đủ mạnh. Ngoài đào tạo chính quy, còn phải đào tạo nâng cao bằng việc cử người ra nước ngoài thực tập, kiến tập, tham quan.
Đỗ Hải Yến và Dustin Nguyễn trong phim Cánh đồng bất tận - bộ phim được thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật đến từ Mỹ và Hàn Quốc. Ảnh: Đặng Minh Tùng
 
Phải đào tạo theo đường du học
 
Ông Kim cũng cho biết ông đã ấp ủ từ lâu việc đưa một lực lượng trẻ, ít nhất 300 người, ra nước ngoài học về điện ảnh. Tân Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam khóa VII Đặng Xuân Hải cũng nhất trí với quan điểm của người tiền nhiệm. Ông Hải khẳng định trong thời gian tới, hội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng đề án chi tiết đào tạo đội ngũ làm phim đồng bộ, có năng lực, chuyên môn.
 
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên tỏ ra khá hào hứng với việc đưa đội ngũ trẻ đi học nước ngoài. Theo anh, đây là một dự án rất quan trọng vì nó sẽ đưa điện ảnh Việt Nam dần hội nhập với khu vực và thế giới về mặt nghề nghiệp. Được tiếp xúc, học hỏi từ những nền điện ảnh lớn cũng góp phần nâng cao trình độ những người làm điện ảnh Việt Nam.
 
Nhiều người cũng thừa nhận điện ảnh Việt Nam những năm trong và sau chiến tranh có được nhiều bộ phim hay, có tầm quốc tế là nhờ có đội ngũ làm phim được đào tạo từ các trường điện ảnh có tiếng ở các nước Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô. Gần đây, đội ngũ làm phim Việt kiều trở về từ Hollywood cũng đã góp phần làm thay đổi phần nào diện mạo điện ảnh Việt qua những phim của họ sản xuất và phát hành tại Việt Nam.
 
“Liệu cơm gắp mắm”?
 
Tuy nhiên, đạo diễn Đỗ Thanh Hải lại tỏ ra băn khoăn, chủ trương đưa người đi đào tạo nước ngoài là đúng nhưng phải như thế nào bởi xuất phát điểm của đạo diễn Việt quá lệch với thế giới. Thực tế bấy lâu chúng ta vẫn làm điện ảnh “con nhà nghèo”, thiếu thốn, vá víu, khổ sở, trong khi việc đào tạo ở nước ngoài đòi hỏi phải tạo ra được guồng máy đồng bộ. Chỉ cần xem phim của các đạo diễn Việt kiều cũng có thể thấy tính đồng bộ ở tất cả các khâu, đặc biệt là sự đòi hỏi cao hơn hẳn về mặt kỹ thuật.
 
Nhiều ý kiến trong giới chuyên gia cho rằng bên cạnh đưa sinh viên có năng khiếu, có trình độ ngoại ngữ đi đào tạo trở thành đội ngũ làm phim, các trường cần chú trọng việc đào tạo đội ngũ giảng dạy. Chính đội ngũ giảng dạy này sẽ đào tạo ra một đội ngũ nhiều hơn,  đồng bộ hơn theo công nghệ và tư duy làm phim tiên tiến hiện đại. Điện ảnh các nước chậm phát triển đã từng làm điều đó mà hiệu quả thấy rõ là Hàn Quốc.
 

Tiền hôm nay thiếu, ngày mai sẽ có; phương tiện kỹ thuật hôm nay chưa sắm được, ngày mai sẽ sắm, nhưng con người làm điện ảnh thì không thể tạo ra ngày một ngày hai. Nếu ngày hôm nay không tính đến chiến lược đào tạo con người thì năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa,  điện ảnh Việt vẫn như “ông già leo núi” và các nhà làm phim cứ tiếp tục chỉ trích nhau trong mỗi kỳ đại hội.

Để nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo

 
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho rằng việc Nhà nước bao cấp cho điện ảnh như lâu nay dẫn đến tình trạng bế tắc do không có sự tuần hoàn. Anh khẳng định điện ảnh Việt Nam chỉ thay đổi được khi có hai yếu tố quan trọng là thị trường giải trí và sự bảo hộ của Nhà nước. Chỉ khi nào có thị trường, theo quy luật cung – cầu, khán giả bỏ tiền mua vé, nghệ sĩ có thu nhập thì họ mới có thể chuyên tâm cho việc sáng tác phục vụ khán giả. Lúc ấy tự thân nó sẽ tạo ra đội ngũ thích ứng. Đạo diễn Võ Hoài Nam cũng tỏ ra tâm đắc với ý kiến này, nhưng anh cũng đề xuất những nhà quản lý “cần tôn trọng bản sắc và cá tính nghệ thuật, sự khác biệt trong tư duy của nghệ sĩ”. Theo anh, cần có cơ chế để các nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo.

 

                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục