Nhà văn hóa khu 4, Thị trấn Kỳ Sơn được hoàn thành đầu tháng 7/2010 với tổng giá trị trên 130 triệu đồng.

Nhà văn hóa khu 4, Thị trấn Kỳ Sơn được hoàn thành đầu tháng 7/2010 với tổng giá trị trên 130 triệu đồng.

(HBĐT) - Nhìn lại hơn 10 năm triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Kỳ Sơn, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh – Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào đánh giá: “Phong trào đã thực sự đi vào chiều sâu với nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hiệu quả của phong trào không chỉ là tạo được lối sống văn hoá cho nhân dân, các cơ quan đơn vị, trường học mà còn góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà”.

 

Là cửa ngõ của Thành phố Hoà Bình, Kỳ Sơn đang trên đà phát triển với mức tăng trưởng kinh tế ổn định trên 12%, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là việc nảy sinh, gia tăng tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm dưới các hình thức phức tạp, tinh vi và len lỏi tới những địa bàn hẻo lánh mà trước đây là địa bàn trong sạch. Do đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ngay từ khi phát động đã nhanh chóng được nhân dân đón nhận, nhiệt tình hưởng ứng với mong muốn hướng tới xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh.

 

Đồng chí Nguuyễn Văn Vấn - Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam huyện cho biết: “Chúng tôi xác định xây dựng quy ước nếp sống văn hoá là chỉ tiêu hàng đầu trong quá trình tổ chức cuộc vận động. Quy ước văn hoá thể hiện ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ “Dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra. Cho đến nay, 100% số xóm, thôn bản đã có quy ước nếp sống văn hoá, 100% số trường học xây dựng phong trào “Dân chủ - kỷ cương – tình thương – trách nhiệm”. Ngoài ra, mặt trận còn phát động nhiều phong trào như “Người tốt, việc tốt”, “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”…  Những phong trào thi đua này đã thể hiện giá trị tinh thần, ý nghĩa giáo dục sâu sắc ở khu dân cư, có tác động trực tiếp đến hành vi, lối sống mỗi cá nhân.

 

Phong trào xây dựng “gia đình văn hoá” nhận được sự hưởng ứng và phấn đấu nỗ lực của mọi người, mọi nhà, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi giữa các hộ gia đình. Bình quân hàng năm có từ 4.000 đến 6.000 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hoá”, chiếm tỷ lệ từ 65% đến 75%, 44% hộ gia đình đạt gia đình văn hoá 3 năm liên tục. Năm 2010, huyện Kỳ Sơn phấn đấu có 80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Các hộ gia đình thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, điểm văn hoá khu dân cư; cùng đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo…. Hàng năm, 85/85 khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết tạo không khí vui tươi, sân chơi lành mạnh cho nhân dân. Đã có 55 làng (chiếm tỷ lệ 65%) đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, trong đó có 12 làng giữ vững danh hiệu làng văn hoá 10 năm liên tục. Hiện nay, toàn huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 65 nhà văn hoá xóm bản và đang tiếp tục hoàn thiện 5 nhà với tổng nguồn vốn xây dựng 6,1 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp được 4,8 tỷ đồng.

 

Liên đoàn lao động huyện đã phối hợp với UBMT Tổ quốc Vịêt Nam làm tốt công tác tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn thực hiện 5 tiêu chuẩn: “cơ quan, đơn vị có đời sống văn hoá tốt”. Từ đó đã có 16/24 cơ quan đơn vị doanh nghiệp và 33/33 trường học đạt chuẩn văn hoá. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được phát động rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, khu dân cư, cơ quan, trường học… Phong trào đã thu hút 8.100 người ( chiếm 26%) luyện tập thể thao thường xuyên, 1.500 hộ gia đình (chiếm 20%) đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, 65/85 làng có câu lạc bộ thể thao… Phong trào đã có những tác động tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thu nhập bình quân đầu người của huyện đã tăng từ 3,5 triệu đồng/người/năm năm 2000 lên 11,4 triệu đồng/người/năm năm 2009, công tác y tế giáo dục được đầu tư nâng cao chất lượng, an ninh trật tự xã hội đảm bảo.

 

Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, phong trào đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại cần được tập trung giải quyết, tháo gỡ. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Trưởng phòng VH – TT huyện cho biết: “Phong trào chưa thật sự đồng đều, rộng khắp trên địa bàn toàn huyện. Một số địa phương do công tác tham mưu của cán bộ văn hoá còn chậm dẫn đến triển khai lúng túng, chưa đồng bộ. Việc bình xét hộ gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá chưa thực sự nghiêm túc, có nơi còn dễ dãi. Kinh phí cho hoạt động của phong trào còn eo hẹp, thiếu phương tiện thông tin cổ động…”

 

Trong giai đoạn 2010 – 2015, Kỳ Sơn đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển phong trào theo cả chiều rộng và chiều sâu trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng. Hiện nay, huyện chú trọng từng bước nâng cao chất lượng xây dựng phong trào theo tiêu chí cụ thể, tránh làm tràn lan, đại khái; xây dựng các điển hình tiên tiến để nhân ra diện rộng, đạt hiệu quả một cách bền vững. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 74% số làng bản đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, 81% cơ quan đơn vị đạt danh hiệu cơ quan văn hoá, 100% trường học giữ vững danh hiệu trường học văn hoá….

 

                                                                                        Dương Liễu

                                                                           

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục